Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da, tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ và bạn nên nhớ rằng, cho dù bạn dùng ta giấy hay tã vải, chứng hăm tã vẫn có thể xảy ra với con bạn.
Thông thường lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.
Hăm tã khiến trẻ quấy khóc, khó chịu
Dùng bỉm là cách để các mẹ giúp con không làm ướt quần áo khi chưa thể tự đi vệ sinh. Nhiều bậc cha mẹ vẫn đầu tư nhiều tiền để mua bỉm xịn cho con với hi vọng tránh được hăm tã, tuy nhiên tình trạng này vẫn xảy ra.
Có thể đó là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu,hoặc có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay.
Cách trị hăm tã cho trẻ hiệu quả
Mỗi ngày nên cho mông bé một khoảng thời gian không mặc tã để da tiếp xúc với không khí.
Sau khi bé đi vệ sinh, lau rửa mông bé thật sạch và thật khô trước khi mặc tã cho bé.
Bôi một lớp kem có thành phần là kẽm hay dưỡng ẩm có chiết xuất hydrocarbon để giữ vùng da bị ngứa không dính nước tiểu.
Thăm hỏi ý kiến bác sĩ nếu chứng hăm tã không khỏi trong vài ngày, hoặc nếu vùng da hăm tã xuất hiện mụn nước hay mụn rộp.