Vì sao trẻ lúc nhỏ gần bố nhưng càng lớn càng xa cách?

Đa số trẻ khi còn nhỏ tỏ ra rất thích gần gũi bố nhưng theo thời gian trưởng thành, trẻ trở nên xa cách và khó hòa hợp với bố. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Vì sao trẻ lúc nhỏ gần bố nhưng càng lớn càng xa cách?

Chị Ngọc Hà (TP.HCM) kể lại lúc chị nhìn cậu con trai 2 tuổi đang chơi đùa sảng khoái cùng bố, bất chợt những ký ức thơ ấu của chị cũng ùa về.

Chị kể: “Không hiểu sao nhìn hai bố con cu Tin làm mình nhớ lại lúc nhỏ, mình cũng rất gần gũi với bố. Mình thích được bố cõng trên cổ, rồi bố tập cho mình đi xe đạp, mua bánh sinh nhật tặng mình v.v…

Nhưng mà dần dần lớn lên, mối quan hệ giữa hai bố con mình ngày càng xa, cứ như là chưa từng cùng nhau trải qua nhiều hồi ức đẹp như thế. Thậm chí mỗi lần gọi điện thoại, mình và bố cũng nói chuyện không quá 5 phút”.

Vì sao trẻ lúc nhỏ gần bố nhưng càng lớn càng xa cách?

Chị Hà cũng không hiểu tại sao mình lại khó gần được với bố như thuở nhỏ. Vốn không hề xảy ra mâu thuẫn gì giữa hai bố con. Nhưng mà chị còn kể, trước lúc bố chị qua đời, ông đã luôn nắm chặt tay chị. Khoảng khắc này chị có thể cảm nhận được cái gọi là “huyết mạch tương thông”, chị thấu hiểu được tình yêu bố dành cho chị chưa bao giờ thay đổi.

Chỉ là có thể do khi trưởng thành, con người có nhiều gánh nặng phải lo toan, thêm vào đó là một chút e ngại nên không ai chủ động thể hiện tình cảm với đối phương. Điều này đôi khi lại khiến con người phải hối tiếc khi không còn cơ hội nữa.

Vì sao lúc nhỏ, trẻ thường thân thiết với bố?

Trẻ con thường rất “sùng bái” bố của mình

Vì sao trẻ lúc nhỏ gần bố nhưng càng lớn càng xa cách?

Trong mắt trẻ nhỏ, bố là tượng trưng của sức mạnh và uy nghiêm, là người luôn có thể đem lại cảm giác an toàn nhất cho trẻ. Chính vì vậy, con cái khi còn nhỏ sẽ thường có một tình cảm yêu thương xen lẫn tôn sùng dành cho bố.

Con gái thường gần bố để tìm kiếm một nơi tựa vào, nơi mà trẻ biết rằng bố sẽ luôn che chở, bảo vệ mình. Trong khi đó, những cậu con trai lại thích bắt chước bố, muốn trở thành một người giống như bố. Cũng vì vậy, trẻ sẽ tỏ ra thân thiết và muốn có bố ở cạnh nhiều hơn.

Bố thường cho con nhiều tự do hơn

Hầu như đứa trẻ nào cũng cảm thấy mẹ tuy dịu dàng và chăm sóc mình chu đáo nhưng cũng là người rất hay “càu nhàu”, bắt mình phải thế nào thế kia. Điều này khiến trẻ cảm thấy bị trói buộc và không thoải mái.

Ngược lại, bố thường sẽ cởi mở và “phóng khoáng” hơn khi cư xử với con. Mấy chuyện vặt vãnh hay một chút nghịch ngợm ở trẻ sẽ không bị bố trách mắng, thậm chí bố còn tạo điều kiện cho con được vui đùa với ý thích nhiều hơn mẹ.

Vì sao trẻ lúc nhỏ gần bố nhưng càng lớn càng xa cách?

Ở bố có sự hài hước thú vị

Trong một gia đình, bất kể người bố có tính cách thế nào thì nếu thật sự yêu thương con cái, bố sẽ luôn cố gắng đem đến niềm vui và hào hứng trước mặt trẻ. Từ lý do này mà trẻ cảm thấy bố là người hài hước hơn mẹ, vì vậy trẻ thích gần bố hơn để được vui đùa, thậm chí có khi bố còn “tham gia” những trò nghịch ngợm cùng trẻ.

Vậy tại sao khi trưởng thành, con cái thường trở nên xa cách với bố?

Khi con cái đã lớn, người bố cảm thấy không biết phải bày tỏ tình cảm thế nào

Rất nhiều người làm cha dù lúc con cái còn nhỏ, họ luôn gần gũi và dễ dàng hòa hợp với trẻ. Nhưng sau khi trẻ đã trưởng thành, tuy tình yêu bố dành cho con không hề thay đổi nhưng mà không biết thể hiện thế nào mới đúng.

Có lẽ vì lý do này mà bố tự nhiên trở nên nghiêm túc hơn, khiến con có thể hiểu lầm rằng bố đã “bớt” thương mình và bố cũng quản lý mình chặt hơn chứ không để mình tự do như lúc nhỏ.

Vì sao trẻ lúc nhỏ gần bố nhưng càng lớn càng xa cách?

Tuổi của bố càng lớn thì tính cách cũng ngày càng “trầm” lại.

Mỗi người khi đến một giai đoạn độ tuổi khác nhau sẽ có thay đổi nhất định trong tính cách. Lúc còn trẻ, bố thường là người đàn ông phóng khoáng, hài hước với con trẻ. Nhưng theo thời gian, tuổi tác càng tăng, tính cách người bố cũng sẽ trầm lắng lại nhiều. Từ đó biểu hiện cũng dường như lạnh nhạt hơn. Có điều, tình yêu của bố dành cho con vẫn thế, chỉ là nó được “chôn sâu” vào lòng hơn là thể hiện ra ngoài.

Để duy trì hình tượng nghiêm nghị của một người bố

Lúc trẻ còn nhỏ, bố nghĩ rằng giai đoạn này trẻ vẫn dễ dạy bảo và uốn nắn nên có phần cởi mở, bao dung hơn. Nhưng khi con đã lớn, người bố cảm thấy mình phải “nghiêm túc” hơn để làm gương cho con. Điều này dẫn đến việc con sẽ cả thấy bố không còn thân thiết với mình như khi còn nhỏ nữa.

Theo Emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.