EU từ chối rời bỏ uranium của Nga

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Không dễ để các quốc gia châu Âu sớm đoạn tuyệt với nguồn nguyên liệu hạt nhân có xuất xứ từ Nga.

EU từ chối rời bỏ uranium của Nga

"Châu Âu không muốn thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm từ bỏ sự độc quyền của Rosatom trong việc cung cấp uranium cho hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân", người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ukraine - ông Dmitry Kuleba bày tỏ lấy làm tiếc về điều này.

Tại cuộc họp với đại diện giới truyền thông ở Brussels, Ngoại trưởng Kuleba lưu ý rằng Kyiv cùng với công ty Westinghouse đã đề nghị với Liên minh châu Âu một giải pháp thay thế, cho phép các nước thuộc Cựu Lục địa từ bỏ nhiên liệu hạt nhân của Nga.

Cụ thể, Energoatom của Ukraine và công ty Westinghouse của Mỹ từ lâu đã khẳng định khả năng cung cấp nhiên liệu liên tục cho các nhà máy điện hạt nhân của châu Âu. Tuy vậy ông Kuleba phàn nàn rằng vẫn chưa thấy kết quả của bước đi này.

Ngoại trưởng Ukraine Kuleba không hài lòng khi EU chưa áp đặt lệnh trừng phạt với Tập đoàn Rosatom của Nga.

Ngoại trưởng Ukraine Kuleba không hài lòng khi EU chưa áp đặt lệnh trừng phạt với Tập đoàn Rosatom của Nga.

Trước đó, Ba Lan, Ukraine và các nước vùng Baltic đã đưa ra đề xuất áp đặt lệnh trừng phạt đối với việc nhập khẩu uranium của Nga vào châu Âu, nhưng biện pháp này không được Brussels ủng hộ.

Ngoại trưởng Kuleba tin rằng EU đang mắc sai lầm khi không áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Rosatom.

Nhưng theo nhận xét, rõ ràng châu Âu hiểu được "sức tàn phá" của các biện pháp cấm đoán như vậy. Một ngày trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, theo những ước tính thận trọng nhất, trong vài năm qua, thiệt hại của các doanh nghiệp châu Âu do các lệnh trừng phạt chống Nga ước tính lên tới 250 tỷ euro.

Đồng thời, Mỹ tiếp tục mua uranium và nhiều mặt hàng quan trọng khác cho ngành công nghiệp từ Nga, nhưng họ lại cấm các nước EU làm điều tương tự. Kết quả là lá cờ đầu của nền kinh tế châu Âu - Đức trở thành quốc gia đầu tiên trong số các nước G7 rơi vào suy thoái.

"Ngân hàng uranium" cho các lò phản ứng hạt nhân trên thế giới.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giá vàng hôm nay 22/5 cùng chiều giảm mạnh

Giá vàng hôm nay 22/5 cùng chiều giảm mạnh

GD&TĐ - Giá vàng trong nước hôm nay (22/5) đảo chiều giảm, mức giảm cao nhất là 600.000 đồng/lượng. Cùng chiều giá vàng thế giới giảm mạnh trượt mốc kỷ lục.