Vì sao Phó trưởng Công an quận Tây Hồ, Hà Nội bị tạm đình chỉ công tác?

GD&TĐ - Thượng tá Phạm Qúy Hải – Phó trưởng Công an quận Tây Hồ vừa bị Công an TP Hà Nội tạm đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm trong vụ Công an quận Tây Hồ "quên" xử lý hình sự nhóm cướp tài sản vào năm 2016.

Nhóm cướp tại phiên tòa ngày 29/4. Ảnh: Dân trí
Nhóm cướp tại phiên tòa ngày 29/4. Ảnh: Dân trí

Sáng 11/5, thông tin từ một lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với thượng tá Phạm Qúy Hải – Phó trưởng Công an quận Tây Hồ

Cũng theo vị lãnh đạo trên, việc tạm đình chỉ thượng tá Hải để làm rõ trách nhiệm trong việc không xử lý hình sự một số người liên quan vụ cướp tài sản xảy ra 5 năm trước.

Ngoài ông Hải, cơ quan chức năng cũng xem xét trách nhiệm một số lãnh đạo Công an quận Tây Hồ thời điểm đó.

Trước đó, năm 2016, quận Tây Hồ xảy ra một vụ cướp tài sản. Vào cuộc điều tra, Công an quận Tây Hồ đã xác định được 5 tên cướp trong vụ án án.

Tuy nhiên, cơ quan công an Tây Hồ không tiến hành xử lý hình sự mà tiến hành hòa giải giữa nhóm cướp và nạn nhân.

Từ tháng 1 đến tháng 3/2021, 5 đối tượng nói trên đã lần lượt đến Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đầu thú và khai ra mọi việc, nên vụ án mới được khởi tố.

Sáng ngày 29/4/2021, TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên án đối với 5 bị cáo về tội “Cướp tài sản”. Cụ thể, Nguyễn Hữu Tài (SN 1993, ở quận Ba Đình, Hà Nội) 2 năm tù giam; Nguyễn Khắc Đức (SN 1992), Trần Văn Lộc (SN 1995, cùng ở quận Tây Hồ, Hà Nội) 20 tháng tù giam; Nguyễn Văn Nam (SN 1994, ở quận Đống Đa, Hà Nội) 18 tháng tù; còn Nguyễn Quang Chính (SN 1998, ở quận Tây Hồ, Hà Nội) 15 tháng tù treo.

Theo nội dung vụ án, năm 2016, Tài mở cửa hàng cho vay theo hình thức "bốc bát họ" trả góp theo ngày. Sau đó, anh H. (SN 1990) có vay của Tài 10 triệu đồng, bị "cắt" 2 triệu, chỉ được nhận 8 triệu đồng.

Theo thỏa thuận, mỗi ngày anh H. sẽ trả Tài số tiền 200 nghìn đồng (gồm cả gốc và lãi) trong thời hạn 50 ngày. Tuy nhiên, anh H. chỉ đóng 30 ngày ứng với 6 triệu đồng rồi dừng lại, còn nợ của Tài 4 triệu đồng.

Ngày 21/9/2016, Tài, Đức phát hiện anh H. đang uống nước ở An Dương (quận Tây Hồ) nhưng không dám đòi nợ.

Sau đó, Tài gọi thêm Lộc, Nam, Chính tới để yêu cầu anh H. trả tiền. Khi thấy anh H. bỏ chạy và hô "cướp", 5 người này đã đuổi theo đánh anh H., ép ngồi lên xe máy và giữ một điện thoại iPhone 5 của anh này.

Trên đường chở anh H đến nơi khác, xe máy của Đức hết xăng nên nạn nhân đã lợi dụng cơ hội này chạy vào trụ sở công an gần đó. Thấy vậy, một bị cáo vứt điện thoại của anh H. vào cổng trụ sở rồi bỏ về.

Sáng 22/9/2016, Tài được triệu tập tới Công an quận Tây Hồ làm việc và khai báo hành vi của mình. Tối cùng ngày, Tài bị ra lệnh tạm giữ hình sự nhưng sau đó lại được đưa ra ngoài cho người nhà đón về.

Những ngày sau, Công an quận Tây Hồ mời Tài và anh H. tới trụ sở hòa giải. Tài bồi thường cho anh H. 15 triệu đồng và thay lại màn hình chiếc iPhone 5 của anh.

Cáo trạng nhận định, trong quá trình điều tra vụ án, một số cán bộ Công an quận Tây Hồ không xử lý đối tượng Tài và đồng phạm về tội "Cướp tài sản" vào năm 2016.

Do có dấu hiệu tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nên Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã thụ lý, giải quyết bằng vụ án khác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...