Vì sao ông Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Chủ tịch PVN bị bắt?

Chiều 21/7, ông Nguyễn Xuân Sơn – Nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia PVN đã bị khám xét nơi ở và bắt tạm giam.

Vì sao ông Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Chủ tịch PVN bị bắt?

Vì sao ông Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Chủ tịch PVN bị bắt? - Ảnh 1

Ông Nguyễn Xuân Sơn - Nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia vừa bị bắt tạm giam và khám xét nơi ở vào hôm nay (21/7)

Trước đó, cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can với ông Sơn. Và quyết đinh này đã được Viện Kiểm sát tối cao phê chuẩn với tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng"; "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Đây là quyết định khá bất ngờ bởi mới 20/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có quyết định phân công ông Nguyễn Xuân Sơn nhận nhiệm vụ tại Tổng cục Năng lượng thuộc Bộ.

Trước đó, ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định về việc cho thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) đối với ông Nguyễn Xuân Sơn.

Quyết định này liên quan đến các nghĩa vụ và trách nhiệm liên quan đến thời gian ông Sơn giữ chức TGĐ Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), đồng thời là người đại diện phần vốn góp 800 tỷ đồng của PVN tại OceanBank.

Trước thời điểm bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, OceanBank có vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sở hữu 20% vốn, tương đương 800 tỷ đồng; Tập đoàn Đại Dương (OGC) sở và Công ty TNHH VNT là 2 cổ đông lớn tiếp theo cùng sở hữu 20% vốn. Điều đó có nghĩa là sau khi bị mua với giá 0 đồng, 2.400 tỷ đồng của 3 cổ đông lớn nhất này sẽ không còn.

Đối với Ocean Group (OGC) và VNT là hai doanh nghiệp tư nhân, việc "mất trắng" tại Oceanbank sẽ được hạch toán vào báo cáo tài chính như một khoản đầu tư thua lỗ. Tuy nhiên đối với trường hợp của PVN lại không đơn giản như vậy.

Bởi PVN là một doanh nghiệp Nhà nước, khi để mất vốn trong quá trình đầu tư ngoài ngành đồng nghĩa với việc để thất thoát tài sản Nhà nước. Và ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm về khoản tiền lên tới 800 tỷ bị thất thoát này.

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, TS. Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia khẳng định: “Mặc dù việc góp cổ phần theo hưởng lời ăn lỗ chịu nhưng chắc chắn lãnh đạo của PVN sẽ phải chịu trách nhiệm với Nhà nước. Việc lấy vốn của Nhà nước đầu tư không hiệu quả thì phải chịu trách nhiệm hoặc là hình sự hoặc phải bồi thường. Việc này cơ quan chủ quản sẽ quyết định dựa trên kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán”.

Theo TS. Kiêm, khoản đầu tư này của PVN cần phải được làm rõ hai vấn đề: Đó là PVN dùng tiền nào để đầu tư và việc đầu tư này có được phép không. Nếu không được phép mà PVN vẫn quyết định đầu tư thì cần phải quy trách nhiệm cho những người ký quyết định này.

Theo nguoiduatin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ