Vì sao Mỹ sa thải giám đốc chương trình tên lửa hàng đầu

GD&TĐ - Lực lượng Không quân Mỹ mới đây đã sa thải quan chức chịu trách nhiệm phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Sentinel thế hệ tiếp theo.

Mỹ ban hành hướng dẫn cập nhật về sử dụng vũ khí hạt nhân
Mỹ ban hành hướng dẫn cập nhật về sử dụng vũ khí hạt nhân

Quốc hội Mỹ đã đưa ra một cuộc đánh giá do chi phí gia tăng khi Washington tìm cách thay thế một yếu tố quan trọng trong bộ ba hạt nhân của mình.

Lực lượng Không quân Mỹ đã sa thải quan chức chịu trách nhiệm phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa 'Sentinel' thế hệ tiếp theo. Tên lửa này được dự định thay thế Minuteman III từ những năm 1970 với tư cách là thành phần trên đất liền trong bộ ba hạt nhân của Washington.

Đầu năm nay, Quốc hội đã đưa ra đánh giá về chương trình sau khi chi phí của nó tăng ít nhất 37% lên tới khoảng 131 tỷ USD. Trong báo cáo về yêu cầu ngân sách tài khóa 2025 của Bộ Quốc phòng, Ủy ban Phân bổ Ngân sách Hạ viện cho biết, họ “sửng sốt khi biết” về sự gia tăng lớn về chi phí.

Các nhà lập pháp cuối cùng đã đồng ý dành 3,4 tỷ USD cho chương trình này trong năm tới, ít hơn 340 triệu USD so với yêu cầu.

Theo một thông báo của Lực lượng Không quân Mỹ được một số cơ quan truyền thông trích dẫn, Đại tá Charles Clegg đã bị cách chức giám đốc dự án Sentinel Systems hôm 24/6 “vì ông không tuân theo các thủ tục của tổ chức”.

Người phát ngôn của Lực lượng Không quân cho đó là sự mất niềm tin, nhưng phủ nhận rằng, việc sa thải có liên quan trực tiếp đến cuộc xem xét đang diễn ra của Quốc hội.

Vào tháng 1/2024, Bloomberg đưa tin rằng, một đạo luật năm 1982 đã yêu cầu phải giám sát chặt chẽ sau khi dự án này vượt quá 1/3 ngân sách trong suốt hai năm.

Giờ đây, Lầu Năm Góc và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân đang phải biện minh cho việc vượt chi phí và đưa ra những lập luận thuyết phục trước các nhà lập pháp. Phần lớn số tiền này rõ ràng là cần thiết để nâng cấp các địa điểm phóng và đường dây liên lạc hiện có.

Ủy ban Quân lực Thượng viện cho biết trong báo cáo ngân sách năm tài chính 2024 rằng, nhiệm vụ này, ước tính kéo dài gần mười năm, sẽ là một nỗ lực dài hạn và phức tạp "bao gồm việc mua bất động sản, xây dựng, phá dỡ, tháo dỡ và lắp đặt thiết bị cũng như chứng nhận hạt nhân".

Đầu tháng này, Pranay Vaddi, trợ lý đặc biệt của tổng thống và Giám đốc cấp cao về kiểm soát vũ khí, giải trừ vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Hội đồng An ninh Quốc gia, tiết lộ rằng, Tổng thống Joe Biden “gần đây đã ban hành hướng dẫn cập nhật về sử dụng vũ khí hạt nhân, có tính đến thực tế” của một kỷ nguyên hạt nhân mới”.

“Hướng dẫn nhấn mạnh sự cần thiết phải tính đến sự phát triển và đa dạng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, và sự cần thiết phải ngăn chặn đồng thời Nga, Trung Quốc và Triều Tiên”, quan chức này cho biết vào thời điểm đó.

Mời xem GỢI Ý ĐÁP ÁN các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 TẠI ĐÂY

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra từ sáng 27/6.

Lịch thi cụ thể:

Sáng 27/6 thi Ngữ Văn; Chiều thi Toán.

Sáng 28/6 thi tổ hợp KHTN (Lý-Hóa-Sinh)/KHXH (Sử-Địa-Giáo dục công dân); Chiều thi Ngoại ngữ.

Ngay khi kết thúc mỗi môn thi, mời quý độc giả xem Gợi ý lời giải, Gợi ý đáp án trên Báo Giáo dục và Thời đại (giaoducthoidai.vn) >>> TẠI ĐÂY

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.