Vì sao Mỹ lo ngại kế hoạch phóng 40 tên lửa vũ trụ của Moscow?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nga đã lên kế hoạch phóng số lượng lớn tên lửa vũ trụ và điều này khiến Mỹ cảm thấy lo ngại.

Nga tiến hành rất nhiều vụ phóng tên lửa vũ trụ trong năm 2024.
Nga tiến hành rất nhiều vụ phóng tên lửa vũ trụ trong năm 2024.

Mới đây vào ngày 29/2, tên lửa Soyuz-2.1b của Nga đã phóng thành công 19 vệ tinh lên quỹ đạo, trong đó có vệ tinh khí tượng Meteor-M, 16 vệ tinh nhỏ thuộc hệ thống SITRO-AIS để theo dõi tàu biển, đi kèm vệ tinh viễn thám Zorkiy-2M và 1 vệ tinh của Iran.

Có vẻ như đây là một sự kiện hoàn toàn bình thường đối với Nga. Tuy nhiên, các vụ phóng tên lửa gần đây đã khiến người Mỹ vô cùng lo lắng, họ tin rằng Moskva sẽ triển khai vũ khí hạt nhân trên không gian vào cuối năm nay.

Mặc dù Tổng thống Vladimir Putin và Bộ Quốc phòng Nga đã nhiều lần phủ nhận ý định như vậy, tuy nhiên chính quyền Mỹ rõ ràng vẫn có lý do để lo ngại.

Vấn đề nằm ở chỗ theo một tuyên bố gần đây của người đứng đầu Tập đoàn Roscosmos - ông Yury Borisov, Liên bang Nga sẽ thực hiện khoảng 40 vụ phóng trong năm nay. Hơn nữa, 18 trong số đó có thể được thực hiện vì mục đích quân sự.

Chúng ta hãy nhớ rằng lần cuối cùng số vụ phóng tên lửa như vậy diễn ra là vào năm 1994, tức là thành tựu kế thừa của Xô Viết lúc đó vẫn còn dồi dào. Trong bối cảnh đó, Nhà Trắng rất lo ngại về câu hỏi chính xác thì Nga sẽ phóng gì vào vũ trụ trong năm nay?

Kể từ năm 2019, Hoa Kỳ bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng Nga đang gửi một số vệ tinh thanh sát vào quỹ đạo, chúng được cho là có nhiệm vụ “theo đuổi” các thiết bị của Mỹ với “ý định không rõ ràng”.

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận thông tin về việc thử nghiệm các vệ tinh này nhưng giải thích rằng chúng chỉ được sử dụng cho mục đích hòa bình. Ví dụ, để tiến hành bảo trì các vệ tinh khác ngay trên quỹ đạo.

Trong khi đó, người Mỹ tin rằng những thiết bị như vậy có thể mang đầu đạn hạt nhân nhỏ và sẽ đủ khả năng phá hủy các vệ tinh của Mỹ cũng như mục tiêu dưới mặt đất.

Điều đáng chú ý nữa ở đây là có một khái niệm, theo đó vũ khí hạt nhân không cần thiết để phá hủy vệ tinh của đối phương, chỉ cần một phát đạn thông thường bắn từ cùng một thiết bị về phía đối phương là đủ. Đây có lẽ là lý do tại sao Moskva phủ nhận ý định sử dụng vũ khí hạt nhân trong không gian.

Nhưng đây chỉ là những giả thuyết của Mỹ và có lẽ việc gia tăng các vụ phóng tên lửa của Nga có liên quan đến số nhiệm vụ bị hoãn lại vào năm 2023. Đổi lại, ngay cả khi điều này là sự thật, Hoa Kỳ vẫn không có lý do gì để vui mừng.

Nga chuẩn bị tiến hành vụ phóng tên lửa đẩy hạng nặng Angara-A5M thế hệ mới.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ