Vì sao liệu pháp miễn dịch không hiệu quả trên bệnh ung thư phổi?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Liệu pháp miễn dịch có tác dụng tốt đối với một số loại ung thư, nhưng không mang lại hiệu quả cao đối với ung thư phổi.

Việc kích hoạt tế bào T điều hòa được thúc đẩy bởi nồng độ interferon gamma cao trong hạch bạch huyết.
Việc kích hoạt tế bào T điều hòa được thúc đẩy bởi nồng độ interferon gamma cao trong hạch bạch huyết.

Một nghiên cứu mới từ Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã giúp làm sáng tỏ lý do tại sao hệ thống miễn dịch có phản ứng mờ nhạt đối với bệnh ung thư phổi, ngay cả sau khi điều trị bằng thuốc trị liệu miễn dịch.

Trong một nghiên cứu trên chuột, nhóm nghiên cứu phát hiện, vi khuẩn tự nhiên được tìm thấy trong phổi giúp tạo ra một môi trường ngăn chặn sự kích hoạt tế bào T trong các hạch bạch huyết gần phổi.

Bà Maria Zagorulya - tác giả chính của công trình nghiên cứu - cho biết: “Có sự khác biệt về chức năng giữa những phản ứng của tế bào T được gắn kết trong hạch bạch huyết. Chúng tôi hy vọng sẽ xác định được cách để chống lại phản ứng ức chế đó. Từ đó, có thể kích hoạt lại các tế bào T nhắm mục tiêu khối u phổi”.

Nhóm nghiên cứu phát hiện, một số tế bào T ngừng hoạt động ngay cả trước khi chúng đến khối u, do không thể kích hoạt sớm trong quá trình phát triển.

Trong một bài báo năm 2021, các nhà khoa học đã xác định được quần thể tế bào T bị rối loạn chức năng. Nhóm có thể phân biệt với tế bào T bình thường bằng một kiểu biểu hiện gen ngăn chúng tấn công tế bào ung thư khi xâm nhập vào khối u.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn về lỗi kích hoạt này, xảy ra ở các hạch bạch huyết, nơi lọc chất lỏng chảy ra từ mô lân cận. Các hạch bạch huyết là nơi “tế bào T sát thủ” gặp các tế bào đuôi gai. Các tế bào này trình diện protein khối u và giúp kích hoạt tế bào T.

Nhóm đã nghiên cứu trên chuột được cấy ghép khối u trong phổi hoặc ở sườn. Tất cả các khối u đều giống hệt nhau về mặt di truyền. Họ phát hiện, tế bào T trong hạch bạch huyết thoát ra từ khối u phổi đã gặp phải tế bào đuôi gai.

Sau đó, chúng nhận ra các kháng nguyên khối u được hiển thị bởi những tế bào đó. Tuy nhiên, các tế bào T này không được kích hoạt hoàn toàn, do bị ức chế bởi một quần thể tế bào T khác gọi là tế bào T điều tiết.

Các tế bào T điều hòa thường chịu trách nhiệm đảm bảo rằng hệ thống miễn dịch không tấn công các tế bào của chính cơ thể. Tuy nhiên, các tế bào T này cũng cản trở khả năng kích hoạt tế bào T sát thủ nhắm vào khối u phổi của tế bào đuôi gai.

Các nghiên cứu sâu hơn tiết lộ, việc kích hoạt tế bào T điều hòa được thúc đẩy bởi nồng độ interferon gamma cao trong hạch bạch huyết. Phân tử tín hiệu này được tạo ra để đáp ứng với sự hiện diện của vi khuẩn cộng sinh - vi khuẩn thường sống trong phổi mà không gây nhiễm trùng.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được loại vi khuẩn gây ra phản ứng này hoặc các tế bào tạo ra interferon gamma. Song, họ chỉ ra rằng, khi điều trị cho chuột bằng một kháng thể ngăn chặn interferon gamma, chúng có thể khôi phục hoạt động của các tế bào T sát thủ.

Theo MedicalXpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.