Liệu pháp miễn dịch điều trị mở đường cho việc chữa khỏi HIV/AIDS

GD&TĐ - Các nhà khoa học Mỹ hy vọng sẽ chữa khỏi HIV sau khi chứng minh rằng một liệu pháp miễn dịch sử dụng an toàn trên người.

Loại thuốc đầu tiên điều trị HIV được thử nghiệm an toàn và thành công trong giai đoạn 1 ở người. Ảnh: Daily mail
Loại thuốc đầu tiên điều trị HIV được thử nghiệm an toàn và thành công trong giai đoạn 1 ở người. Ảnh: Daily mail

Trong vài năm gần đây, liệu pháp miễn dịch, cách tăng cường hệ miễn dịch của một người để chống lại một căn bệnh nào đó, hiện được sử dụng để điều trị các bệnh từ ung thư đến mù lòa. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn bị thất bại với HIV trong nỗ lực điều trị virus bằng cấy ghép tủy xương ở người.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đến từ Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill đã khẳng định hy vọng của họ - liệu pháp miễn dịch - có thể dùng cho người nhiễm HIV mà không có nguy cơ tử vong thực tế.

Tiến sĩ David Margolis, đồng tác giả cấp cao của nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng có thể tái tạo kết quả của bệnh nhân Berlin (người duy nhất được chữa khỏi HIV trên thế giới), nhưng điều đó sẽ mất thời gian dài, theo từng bước cụ thể".

Người duy nhất đã từng chữa khỏi HIV mà tiến sĩ Margolis nói đến là Timothy Brown, người Mỹ, được gọi là "bệnh nhân Berlin" vì ông khỏi bệnh ở Berlin năm 2007.

Ông Timothy nhiễm HIV khi được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, căn bệnh về tủy xương có thể điều trị bằng cấy ghép. Ghép tủy xương thường là phương pháp cuối cùng vì có nguy cơ tử vong đáng kể, bằng cách kích hoạt cuộc chiến giữa hệ miễn dịch nguyên thủy của người và hệ thống miễn dịch mới.

Nhưng ông Timothy không có nhiều lựa chọn khác. Bác sĩ của ông sẽ đề nghị cố gắng chọn loại gene có khả năng kháng HIV. Vào thời điểm đó, mọi phương pháp nhằm mục đích bảo vệ tính mạng cho Timothy hơn là chữa trị cho ông.

Kết quả đáng ngạc nhiên là ông Timothy không chỉ sống sót mà còn thoát khỏi căn bệnh bạch cầu, đồng thời không còn dấu vết của virus suy giảm miễn dịch của con người. Tin tức này thực sự làm chấn động cộng đồng y tế, cùng với niềm hy vọng đây có thể là sự kết thúc của thời đại HIV/AIDS.

Tuy nhiên, nỗ lực để tái tạo nó đã không thành công. Một báo cáo trên Tạp chí Y học New England năm 2014 cho thấy 6 thử nghiệm điều trị cho các bệnh nhân HIV/AIDS với việc ghép tế bào gốc, nhưng không ai sống lâu hơn một năm.

Hiện nay, bệnh nhân HIV/AIDS được kê đơn thuốc kháng retrovirus (ART), có thể ức chế virus trong vòng 6 tháng đến mức được coi là không thể phát hiện và không thể lây nhiễm. ART, và PrEP (dự phòng trước phơi nhiễm, loại thuốc bảo vệ để không bị nhiễm HIV), đã thay đổi cuộc chiến chống HIV/AIDS, kéo giảm đáng kể tỉ lệ nhiễm mới và biến căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS từ một án tử hình trở thành bệnh mãn tính kéo dài suốt đời.

Tuy nhiên, điều chưa ai đạt được là hiện tượng khó nắm bắt của HIV thể ẩn, các chuỗi virus lẩn trốn và nằm im trong những “ổ chứa” của cơ thể, thoát khỏi điều trị. Nhóm nghiên cứu, tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon, đang giải quyết vấn đề này bằng cách cố gắng nhằm vào cách điều trị của “bệnh nhân Berlin”.

Họ đã thử nghiệm cách điều trị này trên một nhóm khỉ cụ thể là hậu duệ của 5 con khỉ bị các doanh nhân buôn gia vị, người Hà Lan bỏ lại trên một hòn đảo gần Mauritius cách đây hàng thế kỷ, khiến chúng có sự tập trung về mặt di truyền đến mức có thể dễ dàng hiểu được việc ghép tủy ảnh hưởng thế nào.

Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ mất hơn 10 năm để đạt được một số kết luận hữu hình để có thể nhân rộng ở người. Trong khi đó, nhóm nghiên cứu của BS. Margolis, thuộc Hệ thống Y tế Trẻ em Quốc gia lại sử dụng một nguyên tắc khác, xem xét liệu pháp miễn dịch.

Thử nghiệm giai đoạn 1 này là thử nghiệm đầu tiên được công bố. Mục đích nhằm chứng minh rằng có thể “huấn luyện” hệ miễn dịch để tấn công HIV, mà không gây ra cuộc “nội chiến” giữa các tế bào có thể giết chết bệnh nhân.

Đây là một nghiên cứu nhỏ, thử nghiệm trên 6 bệnh nhân, bao gồm lấy các tế bào T (một tế bào lympho có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch), nuôi chúng trong ống nghiệm để nhân lên, sau đó tiêm trở lại để chúng có thể tấn công virus trong cơ thể.

Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu này đã được điều trị ARV trung bình 6 năm. Các chuyên gia nghiên cứu không thấy bất kỳ lợi ích đáng kể nào, nhưng vấn đề là họ đã chứng minh cách làm này không gây hại cho bất cứ ai. Cuối cùng, các chuyên gia sẽ thực hiện một liệu pháp ngăn virus HIV nằm ẩn trước khi giải phóng các tế bào T. Phương pháp này được gọi là kỹ thuật “sốc và diệt”.

“Phương pháp này là một tiến bộ đầy hứa hẹn cho lĩnh vực này và sẽ là nghiên cứu mở đường cho bước tiếp theo”, Julia Sung, tác giả đầu tiên của nghiên cứu khẳng định.
Theo tiengchuong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.