Vì sao châu Âu không chế tạo tiêm kích thế hệ 6 riêng mình trong những năm tới?

GD&TĐ - Tham vọng chế tạo tiêm kích thế hệ 6 của châu Âu đang vấp phải những thách thức nghiêm trọng.

Vì sao châu Âu không chế tạo tiêm kích thế hệ 6 riêng mình trong những năm tới?

Quá trình thiết kế chung máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của các nước châu Âu đang chậm lại bởi vì các nhà thầu không thể giải quyết được tranh chấp về phân chia công việc.

Chuyên gia hàng không Alexey Zakharov chỉ ra thực tế này, theo ông, ban lãnh đạo công ty Dassault Aviation của Pháp - đơn vị tổng thầu sản xuất chiếc tiêm kích đang tỏ ra nghi ngờ về khả năng hợp tác với Airbus.

"Vào tháng 12 năm 2022, Pháp, Đức và Tây Ban Nha đã trao cho Dassault Aviation, Airbus, Indra Sistemas và Eumet hợp đồng trị giá 3,2 tỷ euro (3,6 tỷ đô la) cho giai đoạn phát triển đầu tiên của Hệ thống chiến đấu trên không tương lai (FCAS)".

"Chương trình bao gồm nghiên cứu, phát triển công nghệ và thiết kế sơ bộ. Sự kiện này diễn ra sau khi Dassault và Airbus đạt được thỏa thuận về máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo sau hơn một năm tranh cãi", ông Zakharov nhắc nhở.

Nhà phân tích nói thêm rằng giai đoạn phát triển thứ hai vào năm 2026 sẽ chứng kiến ​​sự ra đời của một máy bay trình diễn. Chuyến bay đầu tiên của nguyên mẫu dự kiến ​​diễn ra vào năm 2029. Tuy nhiên hiện nay đã nảy sinh những bất đồng nghiêm trọng giữa các công ty ở nhiều quốc gia châu Âu về việc phân chia công việc.

Chuyên gia Zakharov giải thích rằng những tranh chấp chính nảy sinh do thỏa thuận quy định phân bổ khối lượng công việc giữa các quốc gia góp vốn theo tỷ lệ đầu tư của họ vào chương trình. Mặc dù vậy, ban quản trị Dassault Aviation tin rằng điều này sẽ làm tăng đáng kể chi phí phát triển.

fcas-infographics-2-airbus.jpg
Tiêm kích FCAS của châu Âu đối diện tình trạng chậm trễ liên tục.

Có một điểm quan trọng khác mà châu Âu phải lưu ý khi phát triển tiêm kích thế hệ thứ 6 của riêng mình. Sự thật là Pháp - với tư cách là một cường quốc hạt nhân, muốn có máy bay chiến thuật thế hệ tiếp theo với khả năng mang vũ khí hạt nhân. Ngoài ra Paris cũng muốn nhận được phiên bản hoạt động trên tàu sân bay.

Nhưng Đức không thể sở hữu vũ khí hạt nhân, và Tây Ban Nha - quốc gia cũng tham gia dự án này, đơn giản là không cần đến chúng.

"Có khả năng những bất đồng sẽ kết thúc 'giống như lần trước' và các đối tác sẽ làm việc riêng rẽ trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của mình", ông Alexey Zakharov tóm tắt.

Trung Quốc được xem là nước đang dẫn đầu cuộc đua tiêm kích thế hệ 6.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ