Vì sao Cao Bằng liên tục xảy ra động đất?

Trong 4 ngày, Cao Bằng xảy ra 3 trận động đất mạnh xấp xỉ 4 đến hơn 5 độ richter. Khu vực này cũng được cho là nơi có nhiều khả năng xảy ra động đất ở Việt Nam.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Khoảng 7h sáng 28/11, một trận động đất mạnh 4,7 độ richter xảy ra tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng với chấn tâm sâu 10 km. Đây là lần thứ 3 khu vực này xảy ra động đất.

Trước đó, liên tiếp 2 trận động đất (cách nhau 3 giờ) xảy ra vào sáng 25/11, cường độ đo được của trận đầu tiên là 5,4 độ richter, trận thứ 2 là 3,8 độ richter. Các trận động đất xảy ra tại nơi tập trung ít dân cư nên gần như không có thiệt hại.

Trao đổi với Zing.vn, PGS.TS Cao Đình Triều, nguyên Phó viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, cho rằng các trận động đất xảy ra liên tục tại khu vực này là dư chấn của một trận động đất lớn trước đó. Theo suy đoán của ông, đó là trận động đất mạnh 5,4 độ richter xảy ra vào sáng 25/11.

Vi sao Cao Bang lien tuc xay ra dong dat? hinh anh 1
Người dân thủ đô liên tục phản ánh cảm nhận rung lắc do các trận động đất ở Cao Bằng.

"Sau mỗi trận động đất mạnh, sóng địa chấn lan tỏa tạo rất nhiều dư chấn. Các dư chấn này lan ra môi trường xung quanh và kích hoạt môi trường, tạo thành các trận động đất yếu hơn. Độ mạnh phụ thuộc vào khả năng tích lũy và giải tỏa năng lượng của từng khu vực, kéo theo các trận động đất nhỏ hơn sau vài giờ đến vài ngày", ông nói.

Ông nhấn mạnh các dư chấn này phải nhỏ hơn trận động đất chính (chủ chấn), nếu các trận sau nhỏ dần thì người dân có thể yên tâm. Nhưng nếu trong số các dư chấn có trận động đất lớn hơn chủ chấn thì cần hết sức đề phòng.

Khu vực Cao Bằng có đặc điểm tích lũy năng lượng và kiến tạo đặc thù, nhiều đồi núi xen lẫn các khu vực có độ cao thấp, nên dễ có động đất. Ngoài ra, Cao Bằng cũng nằm trên đới đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên, chạy từ Trung Quốc về Việt Nam - một đới đứt gãy đang hoạt động mạnh.

"Đây là một đới rất rộng, bao gồm nhiều đứt gãy, có hệ thống phức tạp chạy dọc từ Trung Quốc về Việt Nam. Trong đới này có 2-3 đới chính và nhiều đới đứt gãy phụ như hình chân chim. Đới này thường gây ra động đất, nhưng các trận mạnh chủ yếu ở phía bắc, qua biên giới với Trung Quốc, đi về phía Việt Nam thì nhỏ dân", tiến sĩ Cao Đình Triều phân tích.

Ông cũng cho biết thêm Hà Nội gần như không có động đất do địa hình bằng phẳng và trũng, nhưng lại hay chịu dư chấn khiến mặt đất rung lắc do đất nền yếu. Nhà cao tầng, đặc biệt là nhà ở khu vực có đất yếu thì dễ cảm nhận được, còn nhà mặt đất thì gần như không thấy gì.

Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết động đất 5,4 độ ở Cao Bằng hôm 25/11 là một trong những trận lớn nhất ghi nhận được. Theo ông, động đất ở đây xảy ra do quá trình năng lượng tích lũy ở đới đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên đã đến lúc giải phóng.  Viện Vật lý địa cầu đang giám sát kỹ các biến động bất thường ở khu vực này.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.