Vì sao các đại hiệp trong tiểu thuyết của Kim Dung đều mồ côi cha?

Sự thật, những đại hiệp trong truyện Kim Dung đều phải mồ côi cha. Có những người, mồ côi cha từ nhỏ, không bao giờ biết được cha đẻ mình là ai. Sự thật đằng sau khiến ai cũng bất ngờ.

Các đại hiệp trong truyện Kim Dung đều phải mồ côi cha.
Các đại hiệp trong truyện Kim Dung đều phải mồ côi cha.

Sự thật, những đại hiệp trong truyện Kim Dung đều phải mồ côi cha. Có những người, mồ côi cha từ nhỏ, không bao giờ biết được cha đẻ mình là ai. Gồm: Địch Vân (Liên Thành Quyết), Lệnh Hồ Xung (Tiếu Ngạo Giang Hồ), và Vi Tiểu Bảo (Lộc Đỉnh Ký).

Có những người thuộc hàng trâm anh thế phiệt, cha là dũng sĩ hành hiệp trượng nghĩa, nhưng lại chẳng may mất sớm. Gồm: Quách Tĩnh (Anh Hùng Xạ Điêu), Viên Thừa Chí (Bích Huyết Kiếm), Hồ Phỉ (Tuyết Sơn Phi Hồ và Phi Hồ ngoại truyện), Trương Vô Kỵ (Ỷ Thiên Đồ Long Ký).

Thậm chí, oai oăm hơn, lại có những đại hiệp tưởng mình có cha, nhưng lại không phải là cha ruột. Kiều Phong (Thiên Long Bát Bộ), tưởng cha mình là lão nông họ Kiều hiền lành, hoá ra cha chàng là Tiêu Viễn Sơn - một kẻ tà đạo, giết người không chớp mắt. Đoàn Dự được vương gia Đoàn Chính Thuần nuôi dưỡng, nhưng lại là con ruột của Đệ nhất đại ác nhân Đoàn Diên Khánh.

Chung quy dù hoàn cảnh của họ thế nào, những đại hiệp vang danh thiên hạ trong tiểu thuyết Kim Dung đều lớn lên không có sự hiện diện của cha ruột. Vậy sao "mồ côi cha" lại là xuyên suốt trở đi trở lại trong các tác phẩm của Kim Dung như vậy? Câu trả lời nằm ở đáp án sau.

Thủ pháp nghệ thuật

Kim Dung quan niệm, anh hùng luôn phải trải qua khổ ải, hoạn nạn ngay từ tấm bé. Ông thích đặt nhân vật chính của trưởng thành trong những chuyến phiêu lưu, ở người đọc chứng kiến và cảm nhận trọn vẹn những sự thay đổi, trưởng thành, pha lẫn biết bao hỉ nộ ái ố. việc để các đại hiệp mồ côi cha từ bé, chính là đặt cho họ một bi kịch đau đớn nhất đời người.

Đây là một thủ pháp nghệ thuật tinh tế, giúp làm nổi bật và khắc họa họ vô cùng trọn vẹn, dễ dàng chiếm được cảm tình của độc giả.

Chân dung cố nhà văn Kim Dung

Chân dung cố nhà văn Kim Dung.

Các đại hiệp mồ côi cha giúp thúc đẩy mâu thuẫn nhân vật, buộc họ phải đi đến những lựa chọn quan trọng. Có người sùng kính, có người oán hận, có người ngưỡng mộ, nhưng cũng có người chọn cách tha thứ. Tất cả những cung bậc quý giá đó giúp Kim Dung thỏa sức sáng tạo,tạo ra những điểm cao trào, kịch tính.

Theo phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quang cảnh Đại hội.

Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội

GD&TĐ - Chiều 11/5, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên của Đảng bộ Quốc hội. Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống LB Nga Vladimir Putin phát biểu với báo chí. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8 - 11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.