Theo y học hiện đại, đậu xanh có thành phần dinh dưỡng rất cao. Bên cạnh thành phần chính là protid, tinh bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh chứa rất nhiều vitamin E, B1, B2, B3, B6, vitamin C, tiền vitamin K, acdia folic và các khoáng tố gồm Ca, Mga, K, Na, Zn, sắt...
Trong đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, ung nhọt ...
Khi dùng đậu xanh, nhiều người đã lọc bỏ và đãi vỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, vỏ các loại đậu đỗ mới thực sự có tác dụng chính trong việc giải độc. Vì thế, khi ăn, không nên bỏ vỏ.
Ngừa ung thư
Vỏ đậu xanh có chứ nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đặc biệt là làm giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt. Đậu xanh có tính nóng, giúp giảm mờ mắt. Vì vậy, nhiều người nấu đậu xanh cỏ vỏ để ăn.
Giảm béo
Đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol.
Do đó, ăn cháo đậu xanh thường xuyên giúp béo kiềm chế sự thèm ăn và giảm lượng chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời đậu xanh giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Giải nhiệt
Đậu xanh thường được biết đến như một thức ăn phổ biến trong mùa hè, dùng để nấu chè, nấu cháo giúp thanh lọc cơ thể. Ngoài tác dụng như một loại thực phẩm để giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức đậu xanh còn có tác dụng giải độc, một vị thuốc quý trong nhà.
Trong đậu xanh chứa nhiều kali ít natri, có vị ngọt, tính mát giúp giải nhiệt và giải độc rất tốt. Đỗ xanh chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn 3 lần so với gạo, chứa hàm lượng protein và lượng chất béo cần thiết cho cơ thể.
Giải độc
Đặc biệt vỏ đậu xanh có tính nóng, giúp chống giảm mờ mắt chính vì vậy nhiều người khi nấu thường để cả vỏ. Vỏ các loại đậu đỗ mới có tác dụng chính trong việc giải độc. Vì thế, khi ăn, không nên bỏ vỏ. Nếu đậu đỗ đã đãi vỏ thì chỉ còn là món ăn dinh dưỡng, còn tác dụng giải độc và giải nhiệt sẽ gần như mất.
Tùy vào mục đích mà sử dụng loại đậu phù hợp. Ví dụ, đỗ xanh giải độc ở gan, giải độc thận dùng đỗ đen, giải độc ở tâm tỳ dùng đỗ đỏ, giải độc ở phế dùng đậu ván trắng…
Nói một cách cụ thể hơn, người gan nóng sẽ dùng đậu xanh, người đi tiểu nóng hay đi đái rắt, đái buốt, dùng đỗ đen; Người nổi rôm nhiều thì có thể dùng kết hợp đỗ đen và đỗ trắng.
Nếu dùng sống hoặc nấu canh sẽ có tác dụng tốt hơn. Đặc biệt, trường hợp ngộ độc nóng, người say rượu, dùng đậu ván trắng giã lấy nước cho uống sống rất tốt. Còn nếu trời nắng nóng, người bị chứng khô miệng, dùng đỗ đen, đỗ xanh đều tốt.