Vì sao bạn không bao giờ nên để lát chanh trên miệng cốc?

GD&TĐ - Khi một lát chanh và đá lạnh được thêm vào đồ uống, chúng không chỉ mang đến hương vị cho đồ uống đó mà còn mang thêm rất nhiều… vi khuẩn và virus.  

Vì sao bạn không bao giờ nên để lát chanh trên miệng cốc?

Đá lạnh có thể chứa vi khuẩn thậm chí trước khi nó được đông thành đá. Tuy nước dùng để làm đá được coi là đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh như nước uống nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.

Còn nhớ năm 1991, đá nhiễm khuẩn đã gây ra dịch tả ở châu Mỹ La tinh khiến 8.000 mắc bệnh và 17 ca tử vong.

Ngoài nguy cơ đá được làm từ nước ô nhiễm, đá và chanh có thể thu hút vi khuẩn từ các bề mặt khác nhau từ những dụng cụ làm đá, thớt, tay và đồ dùng pha chế.

Khi tay bị nhiễm vi khuẩn E.coli thì vi khuẩn này sẽ được truyền 100% sang những miếng chanh ướt, nếu miếng chanh khô thì tỷ lệ lan truyền là 30%.

Những phát hiện trên trùng khớp với một nghiên cứu trước đây cho thấy 69% các lát chanh sử dụng trong đồ uống từ 21 nhà hàng ở Paterson, khu vực New Jersey (Mỹ) đều mang vi khuẩn hay nấm.

Tình trạng còn tồi tệ hơn với đá lạnh, nhiều vi khuẩn được truyền từ tay hay thìa sang đá lạnh hơn so với chanh (67% từ tay và 83% từ thìa).

Chanh bị nhiễm khuẩn khi bị cắt ra nhiều lát, tức là người cắt chanh có thể làm vi khuẩn lây lan, hoặc chanh bị nhiễm khuẩn từ thớt.

Ngoài ra, khi khách hàng với vào bát để lấy lát chanh, họ cũng làm lây lan vi khuẩn từ tay của mình vào chanh.

Những miếng chanh vi nhiễm E.coli sẽ tăng lượng vi khuẩn này lên 5 lần khi để ở nhiệt độ phòng trong vòng 24 giờ. Do đó, sau một ngày nhiều người chạm vào bát đựng các lát chanh, số vi khuẩn ở đây sẽ rất nhiều.

Theo Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.