Vì sao bác sĩ Trung Quốc hay bị bệnh nhân đánh?

Vì sao bác sĩ Trung Quốc hay bị bệnh nhân đánh?
Các bệnh viện Trung Quốc chính là một chiến trường, ở đó không chỉ có cuộc chiến chống bệnh tật mà còn cả cuộc chiến giữa các bác sĩ và bệnh nhân của họ.
Các bệnh viện Trung Quốc chính là một chiến trường, ở đó không chỉ có cuộc chiến chống bệnh tật mà còn cả cuộc chiến giữa các bác sĩ và bệnh nhân của họ.
Các bệnh viện Trung Quốc chính là một chiến trường, ở đó không chỉ có cuộc chiến chống bệnh tật mà còn cả cuộc chiến giữa các bác sĩ và bệnh nhân của họ.
Nếu thông tin trên như là quá nghiêm trọng thì hãy xem những dữ liệu dưới đây của các tổ chức y tế nhà nước Trung Quốc:
Các nhân viên y tế thường bị người bệnh và người nhà bệnh nhân tấn công với tỷ lệ hai tuần một lần ở từng bệnh viện, Hiệp hội các bệnh viện Trung Quốc cho biết.
Trong hai tuần qua có ít nhất 6 vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra, gồm cả vụ xảy ra ở tỉnh Quảng Đông hôm 21/10, khi bác sĩ Xiong Xuming bị người nhà của một bệnh nhân đánh bầm mắt và thủng lá lách vì từ chối cho bệnh nhân vào phòng chăm sóc đặc biệt. Vụ việc xảy ra tại tỉnh Chiết Giang hôm 25/10 cũng không kém phần nghiêm trọng khi bác sĩ Wang Yunjie bị một bệnh nhân đánh chết vì không hài lòng với cách chữa trị của bác sĩ.
Kể từ năm 2002, các vụ tấn công nhằm vào bác sĩ tiếp tục tăng, trung bình là gần 23%/năm, Hội quản lý bệnh viện Trung Quốc cho biết trong một bài báo đăng vào tháng 12 trên tuần báo y học - Cộng đồng các bác sĩ Trung Quốc.
Hôm 30/10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nêu ra vấn đề này, như một dấu hiệu cho thấy chính phủ Trung Quốc đặc biệt lo ngại về bạo lực ngày càng tăng tại bệnh viện.
Ông Lý "đặc biệt chú ý" tới vấn đề này và đã viết "những nhận xét quan trọng", yêu cầu các ban ngành chính phủ nghiêm túc xem xét vấn đề xung đột giữa các bác sĩ và bệnh nhân. Thủ tướng Lý Khắc Cường yêu cầu các ban ngành chính phủ thực thi những biện pháp để "bảo vệ trật tự y tế".
Nguyên nhân dẫn tới các vấn đề trong ngành y tế Trung Quốc là: thiếu lòng tin ở bác sĩ và các nhà quản lý bệnh viện, chi phí chăm sóc sức khỏe cao, thời gian chờ đợi lâu và tham nhũng ở mọi cấp. Trong khi đó, công chúng thiếu hiểu biết cơ bản về các vấn đề y tế...
Tuy nhiên, tại sao lại biến thành bạo lực? Có một lý do đó là, bệnh tật có thể khiến một gia đình bại sản. Người dân, tiêu sạch tiền tiết kiệm cho việc chữa bệnh nên muốn thấy kết quả khả quan và họ đổ lỗi cho bác sĩ khi mọi việc diễn ra không tốt đẹp.
Trong khi các vụ bạo lực tại các thành phố lớn và những bệnh viện nổi tiếng được nhiều người chú ý thì vấn đề tương tự tại các thành phố nhỏ và bệnh viện địa phương còn nghiêm trọng hơn nhiều, Deng Liqiang, người đứng đầu ban pháp lý Hội các bác sĩ Trung Quốc cho biết.
"Không khó để thấy rằng những bệnh viện cấp 3 và trung tâm y tế địa phương là mảnh đất của các cuộc xung đột y tế...Việc chính phủ cấp ít ngân sách cũng là một vấn đề lớn", ông Deng cho hay.
"Vào cuối những năm 1980, nhà nước cấp khoảng 60% đầu tư cho hầu hết các bệnh viện công và sau đó, số tiền cứ giảm dần. Sau cuộc cải tổ y tế, vào năm 2009, nhà nước chỉ cấp 20%, 80% còn lại là từ nguồn thu mà bệnh viện kiếm được".
Trong khi chính phủ chỉ đề cập rất ít tới cốt lõi các vấn đề trong ngành y tế, các chuyên gia cho biết, những lời than phiền của dân thường Trung Quốc ngày càng nhiều là do chính phủ chậm phi tập trung hóa y tế - bệnh viện tốt tập trung ở các thành phố lớn và thiếu hụt dịch vụ y tế tại các cộng đồng địa phương.
Sau cái chết của bác sĩ Wang, Hội các bác sĩ Trung Quốc và ba nhóm chuyên ngành khác đã ra thông báo thúc giục chính phủ bảo vệ các nhân viên y tế tốt hơn.
Theo Hoài Linh
Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ