Trưng bày chuyên đề “Ngày Độc lập 2/9” - Sống lại mùa thu lịch sử

GD&TĐ - Nhằm tái hiện giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức triển lãm trưng bày với chủ đề “Ngày độc lập 2/9”. Với hơn 150 tài liệu, hiện vật, hình ảnh tiêu biểu được tổ chức theo 2 chủ đề: Sức mạnh dân tộc và Ngày Độc lập 2/9, triển lãm đã giúp công chúng phần nào sống lại không khí sục sôi của những ngày mùa thu lịch sử.

Trong ảnh là chiếc micro Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Trong ảnh là chiếc micro Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.

Chủ đề “Sức mạnh dân tộc” giới thiệu đến công chúng những tài liệu, hiện vật, hình ảnh tiêu biểu gồm các nghị quyết, chỉ thị, những sưu tập báo chí, truyền đơn, vũ khí, cờ… thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, dưới ngọn cờ Mặt trận Việt Minh, mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị, giai cấp, đã đoàn kết một lòng, tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công.

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.

Chủ đề “Ngày Độc lập 2/9” gồm những tài liệu, hiện vật, hình ảnh về sự kiện ngày 2/9/1945 và sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; hình ảnh, tài liệu, hiện vật về Lễ Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Quốc kỳ, Quốc ca, Hiến pháp, sưu tập tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (hay còn gọi là giấy bạc Cụ Hồ), tem thư... Đặc biệt, lần đầu tiên trưng bày giới thiệu đến công chúng hai cuốn sổ tay ghi chép các công việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 2/9/1945 đến ngày 17/10/1945.

Tiền nhân dân đóng góp để mua sắm vũ khí, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa năm 1945.
Tiền nhân dân đóng góp để mua sắm vũ khí, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa năm 1945.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945) đã mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Để có thể tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công là cả một chặng đường dài gian khó của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng chí lãnh đạo như: Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Thanh Nghị... và lực lượng đông đảo các tầng lớp nhân dân đoàn kết, ý chí một lòng.

Triển lãm đã thu hút được đông đảo người đến tham quan.
Triển lãm đã thu hút được đông đảo người đến tham quan. 

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Ðông Dương. Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Ðảng tổ chức hội nghị mở rộng ở Ðình Bảng (Bắc Ninh) kịp thời ra chỉ thị: Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Ngay sau cuộc họp, “Mệnh lệnh khởi nghĩa” của Ủy ban Chỉ huy Lâm thời Khu Giải phóng đã được phát ra.

Giữa tháng 8, Bác Hồ gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên Tổng khởi nghĩa. Trong bức thư, Người thiết tha kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ.

Những lá cờ cách mạng của Mặt trận Việt Minh chính là biểu tượng để hiệu triệu nhân dân đứng lên giành chính quyền.
Những lá cờ cách mạng của Mặt trận Việt Minh chính là biểu tượng để hiệu triệu nhân dân đứng lên giành chính quyền.

Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”. 

Những ngày tháng 8, khắp các địa phương tích cực thành lập tổ chức cứu quốc trong các tầng lớp nhân dân, phát động phong trào quyên góp, gây quỹ để mua sắm vũ khí chuẩn bị Tổng khởi nghĩa năm 1945.

Cách mạng Tháng Tám thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm rung chuyển cả Đông Nam Á, châu Á, châu Phi và nhiều khu vực khác trên thế giới, tạo ra làn sóng cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do.

Bộ quần áo kaki được gia đình nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô đặt may tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nhà may Phúc Hưng, phố Hàng Trống.
Bộ quần áo kaki được gia đình nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô đặt may tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nhà may Phúc Hưng, phố Hàng Trống.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á. Từ đây, một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc mở ra: Kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Báo Đông Phát, số 6107, số báo xuất bản đặc biệt về Ngày Độc Lập được phát hành đúng Chủ nhật, ngày 2/9/1945.
Báo Đông Phát, số 6107, số báo xuất bản đặc biệt về Ngày Độc Lập được phát hành đúng Chủ nhật, ngày 2/9/1945.

Chuyên đề “Ngày Độc lập 2/9”, kéo dài đến tháng 12/2020, sẽ góp phần giúp cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, hiểu rõ hơn về mốc son lịch sử Cách mạng Tháng Tám 1945, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, giá trị của độc lập, tự do… để từ đó góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.