Nhạc thiếu nhi song ngữ: Giữ “gốc” để vươn xa

GD&TĐ - Là giáo viên dạy tiếng Anh, song với niềm đam mê ca hát, cô Bạch Thùy Linh (nghệ danh Nguyệt Ca) dành nhiều tâm huyết cho dự án chuyển ngữ bài hát thiếu nhi nổi tiếng của Việt Nam sang tiếng Anh...

Cô giáo – nghệ sĩ Nguyệt Ca.
Cô giáo – nghệ sĩ Nguyệt Ca.

Qua đó, cô Bạch Thùy Linh mong muốn mở rộng không gian thế giới tuổi thơ khắp toàn cầu. Báo Giáo dục và Thời đại có cuộc trao đổi với nghệ sĩ Nguyệt Ca về những việc làm cô dành cho thiếu thi thông qua âm nhạc và ngoại ngữ.

Cánh én lấp lánh nhạc và thơ

- Cơ duyên nào khiến cô hướng đến việc dịch bài hát thiếu nhi tiếng Việt sang tiếng Anh?

Cô Bạch Thùy Linh: Tôi là giáo viên dạy tiếng Anh cho các bạn nhỏ, đồng thời cũng là một người yêu ca hát. Từ lâu, tôi đã băn khoăn trẻ con bây giờ dường như ít nghe nhạc thiếu nhi, cũng không biết đến các bài hát thiếu nhi nổi tiếng, trong sáng và ý nghĩa, phù hợp với tuổi thơ như thời chúng tôi.

Ngày nay, các bạn nhỏ, thậm chí từ 3 - 4 tuổi cũng đã nghe nhạc Âu – Mỹ - Hàn và thuộc những bài hát tình yêu rất não nề.

Tôi có một người bạn, là anh Vũ Thế Chung có sở thích dịch các bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sang tiếng Anh. Cách đây khoảng 3 - 4 năm, anh bắt đầu dịch ca khúc thiếu nhi. Anh có đưa tôi xem một vài bản dịch, tôi thấy rất hay. Chúng tôi đã cùng bàn bạc, chọn lựa câu chữ làm sao để có thể hát lên một cách mượt mà nhất, vừa sát nghĩa bài hát gốc, thoát được tinh thần tác giả.

Sau khi hoàn thiện bản dịch, tôi đem một vài ca khúc đi biểu diễn giao lưu trong các hội thảo dành cho cha mẹ và con, mọi người rất thích và hỏi tôi lời bài hát để về dạy cho con.

- Đó hẳn là những ca khúc vốn đã gần gũi với đời sống âm nhạc của thiếu nhi Việt Nam?

- Đúng vậy. Ca khúc đầu tiên “Cho con” tôi ra mắt tháng 12/2020 thực ra là món quà dành cho con trai tôi nhân ngày sinh nhật 9 tuổi, gồm bản ghi âm hoàn chỉnh, có cả video trên YouTube để mọi người có thể truyền tai nhau và bạn bè của tôi phản hồi rất tích cực. Tới Tết vừa rồi, tôi phát hành bản thu âm thứ hai là ca khúc “Cánh én tuổi thơ”, được mọi người đón nhận nồng nhiệt hơn nữa. Thế là chúng tôi quyết định biến nó thành một dự án dài hơi.

Sau khi ca khúc thứ hai ra đời, dự án đón nhận thêm một thành viên, là chị Đinh Thu Hồng (Hong Dinh), cô giáo dạy tiểu học tại Mỹ, tác giả của 2 cuốn sách rất được các cha mẹ yêu mến là “Học kiểu Mỹ tại nhà” và “Học STEM kiểu Mỹ tại nhà”, đóng vai trò hiệu đính và đồng chuyển ngữ.

- Cô có nghĩ đến phản ứng nghi ngại của khán giả khi đã quá quen thuộc với ca từ bằng tiếng Việt khi hát các ca khúc thiếu nhi nổi tiếng?

- Khán giả năm 2021 đã khác. Các bậc cha mẹ có con từ mầm non đến tiểu học đều ở độ tuổi 9X hoặc cuối 8X, biết tiếng Anh, tư duy cởi mở. Họ vừa mong con giỏi ngoại ngữ và tự tin bước ra thế giới nhưng cũng rất băn khoăn không biết làm thế nào để giữ được “gốc” cho con, giúp con vẫn là một người Việt yêu văn hóa.

Sau khi ra mắt ca khúc thứ ba “Chỉ có một trên đời” vào ngày 9/5 - Ngày của mẹ vừa qua, chúng tôi nhận được gấp đôi lời khen, động viên, đồng cảm từ các cha mẹ vì giúp họ sống lại những kỉ niệm tuổi thơ và mang đến một hơi thở hiện đại cho các bài hát cũ; giúp con họ thấy hứng thú khi nghe và hát chúng.

Nhiều bà mẹ nhắn tin cho chúng tôi nói, vào mỗi buổi tối, họ mở các video karaoke của chúng tôi ra và cả nhà cùng hát với nhau rất vui vẻ. Những bản dịch của chúng tôi sát nghĩa, cách hành văn tự nhiên, âm điệu lại hợp lý, dễ hát đã chạm đến khán giả nhiều lứa tuổi.

- Cô đang xây dựng một website, một kênh YouTube có tên “Nhạc thiếu nhi song ngữ”... Cô sẽ “nuôi” những đứa con tinh thần này bằng cách nào để thu hút sự quan tâm của người xem, người nghe, nhất là trẻ em?

- Chúng tôi đã có kế hoạch ra mắt tới ca khúc thứ 12. Trung bình 1,5 - 2 tháng một bài, sẽ “trình làng” vào những dịp đặc biệt trong năm, như Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Ngày Môi trường thế giới 5/6 sẽ có “Trái đất này là của chúng mình”, Trung thu thì có “Chiếc đèn ông sao”, Ngày khai trường 5/9 có “Đi học”, 20/11 là “Bụi phấn”...

Ba thành viên trong nhóm tôi đều là cha, mẹ, ngoài công việc mưu sinh bận rộn ra, luôn cố gắng dành thời gian cho dự án, trước hết làm món quà cho chính những đứa con thân yêu của mình, sau đó là lan tỏa, chia sẻ âm nhạc tốt đẹp đến cho mọi người.

Hiện, chúng tôi cố gắng tìm kiếm nguồn tài trợ để ra được những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng hơn.

Gia đình hạnh phúc, bình yên của cô giáo Bạch Thùy Linh.

Gia đình hạnh phúc, bình yên của cô giáo Bạch Thùy Linh.

Lan tỏa những giai điệu thiếu nhi Việt Nam

- Mong muốn của cô với dự án chuyển ngữ bài hát thiếu nhi nổi tiếng của Việt Nam sang tiếng Anh ra sao, nhất là việc quảng bá bài hát thiếu nhi Việt Nam ra nước ngoài để thế giới biết đến và đón nhận?

Chúng tôi muốn đưa ra một cách tiếp cận mới cho các bạn thiếu nhi ngày nay, để các bạn cảm thấy nhạc thiếu nhi không nhàm chán, từ đó sẽ nghe và tiếp tục hát những bài hát ấy.

Chúng tôi cũng mong các bạn nước ngoài có thể vô tình nghe được các ca khúc này và hiểu rằng nhạc thiếu nhi ở Việt Nam có rất nhiều bài hát hay. Các bạn du học sinh cũng có thể lấy những bài hát này để biểu diễn trong những dịp giao lưu với bạn bè quốc tế, chắc chắn sẽ là tiết mục độc đáo và mang đậm bản sắc dân tộc.

Và đối tượng nữa chúng tôi hướng đến là những người mẹ có con nhỏ sống ở nước ngoài, những phụ nữ lấy chồng nước ngoài, con của họ không giỏi tiếng Việt lắm. Họ rất thích thú khi tìm được một bài hát vừa có tiếng Anh vừa có tiếng Việt để dạy cho con mình - những thế hệ con lai để cho sự kết nối giữa chúng với quê hương thêm chặt chẽ và ý nghĩa.

- Theo cô để hướng trẻ em đến niềm yêu thích học môn Tiếng Anh, từ đó chinh phục môn học này một cách hiệu quả, cần những yếu tố nào?

Để yêu thích một môn học nào đó, đầu tiên phải làm cho trẻ em hứng thú, vui vẻ trong mỗi giờ học. Vì thế, dùng học liệu gì, phương pháp tiếp cận nào, người thầy biết truyền cảm hứng hay không, là những yếu tố quan trọng hàng đầu.

Với trẻ em, việc ghi nhớ ngôn ngữ thông qua hình ảnh và âm thanh là cách dễ dàng và không áp lực nhất.

- Xin trân trọng cảm ơn cô!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.