Văn hoá đọc - “bức tường” ngăn chặn Covid-19

Văn hoá đọc - “bức tường” ngăn chặn Covid-19

Xây dựng văn hóa đọc toàn xã hội lúc này chính là xây dựng bức tường thành vững chắc để đối phó với sự lây lan của Covid-19 hữu hiệu.

Văn hóa đọc- giúp mỗi cá nhân gắn kết hơn trong mối quan hệ với gia đình, với cộng đồng xã hội.

Kể từ khi làm việc tại nhà trong mùa Covid19, tôi mới biết đến dự án Đọc của con mình ở trường. Đã thành thông lệ, tại trường con tôi theo học, mỗi học sinh đều phải rèn thói quen đọc sách. Mỗi tháng, con tôi đều thực hiện Book review về 2 quyển sách mình đã đọc trong tháng. Một quyển sách bằng tiếng Việt, một quyển sách bằng tiếng Anh.

Chính nhờ khoản thời gian làm việc ở nhà này mà cả gia đình chúng tôi nhận ra được nhiều hơn giá trị mà dự án mang lại. Con cái chúng tôi đọc sách. Và các con bắt đầu đặt câu hỏi cho ba mẹ về những từ ngữ các con chưa hiểu trong tác phẩm văn học. Hay các con trình bày quan điểm của mình về một nhân vật trong sách mà các con thích thú quan tâm.

Chỉ như vậy thôi nhưng không khí trong gia đình chúng tôi trở nên nhộn nhịp hẳn. Không còn cảnh ăn uống vội vội vàng vàng trên mâm cơm để rồi mạnh ai người nấy lại lao vào việc của mình. Không còn cảnh con cái chúng tôi phai đợi bố mẹ đi làm về trễ thật trễ mới cùng ăn cơm. Không còn cảnh cả nhà đợi chờ nhau vì ba còn bận tiếp khách chưa về…

Văn hoá đọc - “bức tường” ngăn chặn Covid-19 ảnh 1
Ảnh minh hoạ

Và để có thể trả lời con trẻ những câu hỏi mà các con quan tâm trong những quyển sách thì bản thân ba mẹ cũng phải đọc. Và chúng tôi đã cùng đọc sách cùng con trong những ngày toàn xã hội thực hiện chỉ thị giãn cách của chính phủ.

Cũng thật tự nhiên mà giờ đây, gia đình chúng tôi có được thời gian đọc sách cùng nhau trong một khung giờ nhất định. Đây là điều tôi cảm thấy hạnh phúc nhất mà dự án mang lại cho gia đình chúng tôi.

Và cũng rất tự nhiên, nét đẹp của dự án đọc có sức lan tỏa mạnh mẽ. Các con tôi lại tìm đến với bạn bè sau những giờ học online. Và các câu chuyện của các con cũng nhắc đến nội dung những quyển sách các con đang đọc. Bạn này gọi bạn kia. Bạn này chia sẻ sách với bạn kia. 

Như vậy, không dừng lại ở phạm vi gia đình. văn hóa đọc giúp con cái bạn có cơ hội chia sẻ, giao lưu với nhiều bạn bè hơn là việc ngồi triền miên trước màn hình vi tính chơi games.

Bàn về văn hóa đọc, ngôi trường mà tôi đang giảng dạy cũng đã có những hoạt động thú vị để giúp học sinh mở mang tri thức và rèn kĩ năng đọc tại nhà trong mùa Covid19. Học sinh đọc sách và cùng nhau chia sẻ sách. 

Những quyển sách được tái hiện trong Nhật kí đọc sách thông qua lăng kính chủ quan của các em. Điểm đặc biệt chính là sự đa dạng trong các sản phẩm Nhật kí đọc sách của học sinh. Từ poster vẽ tay đến slide trình chiếu, video sinh động và thậm chí là cả những Vlog ấn tượng.

Văn hóa đọc – giúp mỗi cá nhân trở nên sáng tạo và chuyên nghiệp hơn trong việc phát triển cá nhân

Nếu mỗi ngày, chúng ta đều vội vã rời khỏi nhà cho kịp thời gian đến cơ quan rồi lại hấp tấp trở về nhà với vô vàn công việc không tên đang chờ thì bây giờ, chúng ta có nhiều thời gian hơn, cuộc sống trở nên chậm rãi hơn khi chúng ta có kẻ thù chung là Covid-19.

Và khi văn hóa đọc đã được hình thành trong gia đình thì thực sự thói quen này giúp mỗi cá nhân phát triển bản thân một cách hữu hiệu nhất!

Chúng ta có dịp đọc thêm nhiều sách liên quan đến chuyên môn của chúng ta. Và mỗi chúng ta sẽ nhận ra rằng hình như từ rất lâu rồi, chúng ta đang làm việc theo thói quen mà quên mất việc nghiên cứu, tìm tòi, đào sâu chuyên môn để có thêm những trải nghiệm, những sáng tạo phong phú cho lĩnh vực mà chúng ta đang hoạt động.

Bên cạnh những quyển sách liên quan đến chuyên môn chính, mỗi người còn có cơ hội tiếp cận với những quyển sách thuộc lĩnh vực mới. Đó là nguồn tài nguyên vô tận mà chúng ta có thể tiếp cận và tìm hiểu một cách nghiêm túc.

Văn hoá đọc - “bức tường” ngăn chặn Covid-19 ảnh 2
Ảnh minh hoạ

Không chỉ là tài nguyên giúp mỗi cá nhân nâng cao chuyên môn và có thể đó còn là nguồn tài nguyên giúp mỗi người phát hiện năng khiếu mới, mối quan tâm mới của bản thân. Đó là đa dạng các lĩnh vực: từ kinh doanh Online – Offline đến sức khỏe, đời sống, thể dục thể thao, …

Văn hóa đọc phát triển còn giúp mỗi cá nhân rèn luyện nhiều kĩ năng công nghệ phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thời đại. Không được đến trường. Không gặp thầy cô trực tiếp nhưng thông qua sự tìm tòi học hỏi, giao tiếp online, nhiều cơ hội học tập được ở ra cho tất cả mọi người.

Đại dịch Covid19 toàn cầu đã mở ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Các trường danh tiếng đều mở rộng việc chia sẻ nguồn tài liệu quý giá mà họ đã tích trữ được qua nhiều năm.

Đó là sự chia sẻ nguồn tài liệu học tập từ thư viện của trường ĐH Cambridge lớn nhất nhì thế giới, hay nhiều trường ĐH lớn khác trong nước.

Các “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ thông tin như Google, Microsoft, … cũng mở rộng vòng tay hỗ trợ cộng đồng với việc cho ra đời rất nhiều những tính năng mới, cấp tài khoản miễn phí cho người dùng để thuận lợi hơn cho công việc. Đặc biệt lĩnh vực giáo dục được hưởng nhiều ưu đãi từ các công ty này.

Vì vậy có thể nói việc phát triển văn hóa đọc chính là xây dựng “bức tường” an toàn, đánh bật sự lo lắng, hoang mang về đại dịch Covid-19 trong thời điểm hiện tại!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.