Vận dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực và phẩm chất với môn Lịch sử

GD&TĐ -Các môn học nói chung, môn Lịch sử nói riêng, cần phải đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng ở trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu mới của ngành Giáo dục và xã hội.

GV phải là người tích cực hóa các hoạt động của HS, chuyển giao nhiệm vụ một cách hợp lý.
GV phải là người tích cực hóa các hoạt động của HS, chuyển giao nhiệm vụ một cách hợp lý.

Muốn vậy, giáo viên phải vận dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo, đồng thời giúp học sinh nắm chắc được vấn đề cơ bản, hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục nhân cách và rèn luyện các năng lực, phẩm chất cơ bản cho học sinh.

Trên thực tế, giáo dục nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn cũng như thách thức đến từ nhiều phía như: Mức độ đáp ứng yêu cầu về năng lực của giáo viên trong thời kì đổi mới, nhiều giáo viên còn lúng túng, bỡ ngỡ trong việc soạn giáo án (nay gọi là kế hoạch bài dạy) theo tinh thần công văn mới (Công văn 5512/BGDĐT), chưa mạnh dạn áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học.

Ngoài ra, nhiều trường học còn khó khăn trong việc đáp ứng các phương tiện dạy học, một số học sinh còn thụ động, ham chơi, lười học tập…

Là một giáo viên bộ môn Lịch sử THPT, tôi cũng đã và đang tích cực học hỏi, trau dồi và mạnh dạn vận dụng các phương pháp dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong dạy học môn Lịch sử THPT nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và đổi mới của ngành Giáo dục.

Sau đây, tôi xin chia sẻ một kế hoạch bài dạy: “Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX)” trong chương trình môn Lịch sử, lớp 10 do tôi thực hiện tại buổi sinh hoạt cụm chuyên môn các trường THPT trên địa bàn vào ngày 17/3 tại Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Trạch, Quảng Bình).

Ở tiết dạy này, các ý kiến của đồng nghiệp trong cụm chuyên môn đều đánh giá cao từ khâu chuẩn bị giáo án đến phương pháp, kỹ thuật, tư liệu được sử dụng vào bài dạy cũng như các hoạt động tổ chức trên lớp đã phát huy được những năng lực, phẩm chất cơ bản cho học sinh.

Về kế hoạch bài dạy, giáo viên đã soạn theo tinh thần Công văn 5512 của Bộ Giáo dục và Đào tạo với đầy đủ 4 bước: Hoạt động khởi động; hoạt động hình thành kiến thức mới; hoạt động luyện tập và hoạt động vận dụng, mở rộng.

Bài dạy đã sử dụng nhiều phương pháp, tư liệu phù hợp, làm cho tiết học sinh động, tạo hứng thú cho học sinh như: Phương pháp dạy học dự án, dạy học hợp tác, đóng vai, kỹ thuật phòng tranh…

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ của giáo viên rất tích cực, nhất là việc chuẩn bị những thiết kế infographic, ấn tượng và đầy sáng tạo. Trên lớp, các em đã hoạt động rất sôi nổi, hứng thú và tự tin, nhất là phần hoạt động nhóm.

Qua tiết học này, các em phát huy được nhiều năng lực và phẩm chất cho bản thân như: Năng lực khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, bản đồ; thiết kế infographic; năng lực báo cáo thuyết trình, phản biện, đánh giá sản phẩm... Ngoài ra, tiết học còn bồi dưỡng thêm tinh thần yêu ước, lòng tự hào dân tộc và giáo dục ý thức trong việc bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc cho học sinh.

BÀI 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (Nửa đầu thế kỷ XIX)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Biết được tình hình chung về chính trị, kinh tế, văn hóa ở nước ta nửa đầu thế kỷ XIX dưới vương triều Nguyễn trước khi diễn ra cuộc kháng chiến chống xâm lược của thực dân Pháp.

- Hiểu được thống trị nước ta vào lúc chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy vong lại là những người thừa kế của giai cấp thống trị cũ, vương triều Nguyễn không tạo được điều kiện đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới phù hợp với hoàn cảnh của thế giới.

- Rút ra được những bài học lịch sử cũng như những giá trị văn hóa của triều Nguyễn để lại.

- Đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (đóng góp và tồn tại).

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt (môn Lịch sử): Năng lực khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, bản đồ, thiết kế infographic, năng lực báo cáo thuyết trình, phản biện, đánh giá sản phẩm. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích và đánh giá khách quan về nhà Nguyễn.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng tình cảm đối với những giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân.

- Trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa mà triều Nguyễn để lại.

- Phẩm chất công dân: Yêu nước, chăm chỉ và trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- SGK, SGV, giáo án, bài giảng điện tử.

- Tư liệu, tranh ảnh, video liên quan đến bài học.

- Lược đồ Việt Nam (thời Minh Mạng); Lược đồ Việt Nam hiện nay.

- Máy tính, nam châm, giấy A0.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, tài liệu tham khảo, vở ghi, dụng cụ học tập.

- Chuẩn bị nhiệm vụ đã phân công, thiết kế 1 infographic về các lĩnh vực:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về lĩnh vực giáo dục; tôn giáo và tư tưởng.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về lĩnh vực văn học.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về lĩnh vực sử học.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về lĩnh vực kiến trúc và nghệ thuật.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

* Ổn định lớp, điểm danh (1 phút)

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4 phút)

a. Mục tiêu: Giáo viên giới thiệu về một di tích lịch sử văn hóa của triều Nguyễn hiện nay, từ đó liên hệ và dẫn dắt vào bài học. Học sinh liên hệ được kiến thức lịch sử với thực tiễn, hứng thú và khao khát tìm hiểu kiến thức mới.

b. Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Triều Nguyễn.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Học sinh theo dõi phần giới thiệu di tích lịch sử của giáo viên và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết di tích lịch sử trên gắn với triều đại phong kiến nào trong lịch sử dân tộc?Nêu hiểu biết của em về triều đại đó?

- Giáo viên thuyết minh về 1 di tích lịch sử văn hóa nổi bật của triều Nguyễn: Đại nội Huế. Học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi học sinh có thể trả lời khác nhau, giáo viên lựa chọn 1 câu trả lời nào đó để làm tình huống kết nối vào bài mới.

Bước 4: Kết luận, nhận định: Năm 1802, sau khi đánh bại các vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã lên ngôi vua, chính thức lập ra vương triều Nguyễn. Vậy trong 50 năm đầu thống trị, ở nửa đầu thế kỷ XIX, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới vương triều Nguyễn có gì nổi bật chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước - chính sách ngoại giao nhà Nguyễn. (10 phút)

a. Mục tiêu:

- Sự thành lập nhà Nguyễn.

- Tổ chức chính quyền và chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn.

b. Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK mục 1, SGK trang 125, 126,127 và hoàn thành phiếu học tập: Bộ máy Nhà nước thời Nguyễn.

PHIẾU HỌC TẬP: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI NGUYỄN

c. Sản phẩm: Học sinh nắm được sự thành lập và bộ máy Nhà nước triều Nguyễn.

d. Tổ chức thực hiện:

Giáo viên chuyển ý: Cùng với việc củng cố và xây dựng bộ máy Nhà nước, nhà Nguyễn đã có chính sách gì để phát triển kinh tế, mời các em qua mục 2 để tìm hiểu.

Hoạt động 2: Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn (7 phút)

Chỉ giới thiệu khái quát một số chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế.

a. Mục tiêu: Đánh giá về các chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế.

b. Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK mục 2, trang 127, 128 và trình bày các chính sách kinh tế của nhà Nguyễn.

c. Sản phẩm: Học sinh nắm được chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế.

d. Tổ chức thực hiện:

Giáo viên chuyển ý: Cho học sinh nghe 1 đoạn nhạc và hỏi: Đây là loại hình âm nhạc nào? Từ câu trả lời, giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu về tình hình văn hóa, giáo dục.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình văn hóa - giáo dục (16 phút)

a. Mục tiêu:

- Tình hình giáo dục nước ta dưới thời Nguyễn.

- Những thành tựu của văn hóa dưới thời Nguyễn.

b. Nội dung: Các nhóm trình bày sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà.

c. Sản phẩm: Học sinh nắm các thành tựu văn hóa – giáo dục dưới triều Nguyễn.

d. Tổ chức thực hiện:

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (4 phút)

a. Mục tiêu: Học sinh củng cố, hệ thống lại, khắc sâu kiến thức đã học về tình hình nước ta dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.

b. Nội dung: Học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.

c. Sản phẩm: Học sinh làm các bài tập trắc nghiệm.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân để trả lời các câu trắc nghiệm sau:

Câu 1. Vị vua đầu tiên thành lập triều Nguyễn là

A. Nguyễn Huệ.

B. Nguyễn Nhạc

C. Nguyễn Ánh.

D. Nguyễn Hoàng.

Câu 2. Bộ luật được ban hành dưới triều Nguyễn là

A. Hình luật. B. Hoàng Việt luật lệ. C. Hình thư. D. Quốc triều hình luật.

Câu 3. Thời Nguyễn tôn giáo nào được xem là độc tôn?

A. Nho giáo. B. Phật giáo.

C. Đạo giáo. D. Thiên Chúa giáo.

Câu 4. Cải cách của Minh Mạng (1831 – 1832) đã chia nước ta thành

A. 13 đạo thừa thiên. B. Bắc thành, Gia Định thành và các trực doanh.

C. 10 đạo. D. 30 tỉnh và 1 phủ thừa thiên.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm bài theo hướng dẫn của giáo viên.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV trả lời, GV nhận xét phần làm bài tập của HS.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3 phút)

a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức về nhà Nguyễn để có những đánh giá khách quan về nhà Nguyễn những hạn chế và đóng góp.

b. Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Học sinh đánh giá những đóng góp và tồn tại của nhà Nguyễn.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân để tìm hiểu câu hỏi sau: Qua nội dung bài học, em hãy đánh giá chung về nhà Nguyễn vào nửa đầu thế kỉ XIX.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời. GV nhận xét trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Những đóng góp của nhà Nguyễn:

+ Thống nhất đất nước về căn bản, non sông về một mối (gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

+ Phát triển nền văn hóa dân tộc với việc để lại những di sản văn hóa độc đáo.

- Những hạn chế:

+ Vẫn duy trì chế độ phong kiến bảo thủ lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của đất nước.

+ Thực hiện chính sách đóng cửa, bế quan tỏa cảng khiến Việt Nam bị cô lập với thế giới bên ngoài.

+ Kinh tế vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, trì trệ.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung bài học.

- Đọc trước và soạn bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân.

Dạy học phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh là mục tiêu của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hiện nay. Cùng với xu thế đó, tại Việt Nam, dạy học phát triển năng lực của học sinh được Chính phủ, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và các sở, ban, ngành, cơ quan, trường học quan tâm và hỗ trợ hết mức để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, hiện nay, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh được đặt ra như một yêu cầu bức thiết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ