Vaccine COVID-19 thứ 2 của Việt Nam sắp được thử nghiệm trên người

GD&TĐ - Bộ Y tế vừa phê duyệt hồ sơ thử nghiệm lâm sàng trên người vaccine phòng COVID-19 Covivac. Dự kiến việc thử nghiệm này diễn ra sau Tết Nguyên đán 2021.

Vaccine COVID-19 thứ 2 của Việt Nam sắp được thử nghiệm trên người

Ngày 20/1, TS Nguyễn Ngô Quang - Phó cục trưởng Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, Bộ vừa phê duyệt hồ sơ thử nghiệm lâm sàng trên người vaccine phòng COVID-19 Covivac.

Dự kiến việc thử nghiệm này diễn ra sau Tết Nguyên đán 2021 dưới sự phối hợp của Ivac, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Đại học Y Hà Nội. Ở giai đoạn đầu tiên, khoảng 120 tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm.

TS Dương Hữu Thái - Viện trưởng Viện Vaccine và sinh phẩm Y tế (Ivac) cho biết, theo kế hoạch, việc thử nghiệm diễn ra cuối tháng 1/2021, với khoảng 120 tình nguyện viên có độ tuổi từ 18 đến 59, sức khỏe tốt, không mắc bệnh lý nền.

Sau khi thử nghiệm giai đoạn 1 có kết quả, Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế tiến hành các bước thử nghiệm giai đoạn 2 và 3.

Đây là Vaccine phòng Covid-19 thứ 2 trên cả nước được thử nghiệm trên người. Nếu các giai đoạn thử nghiệm đạt kết quả tốt, vaccine Covivac sẽ ra mắt thị trường vào cuối năm 2021, đầu năm 2022. Bước đầu, sản xuất 6 triệu liều/năm; sau đó, có khả năng mở rộng đến 30 triệu liều/năm.

Covivac được sản xuất bằng công nghệ virus vector trên môi trường trứng gà có phôi. Đây cũng là dây chuyền sản xuất đang được công ty sử dụng sản xuất vaccine ngừa cúm. 

Kết quả quá trình thử nghiệm trên động vật, vaccine đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, sinh miễn dịch và có hiệu quả bảo vệ đối với động vật được tiêm, so sánh với nhóm không tiêm trong môi trường có virus.

Về giá thành vaccine, do ngân sách đã đầu tư dây chuyền, hỗ trợ chi phí nghiên cứu nên phía nhà sản xuất cam kết sẽ phục vụ vaccine với giá thành phải chăng.

Sản phẩm Covivac được Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế nghiên cứu từ giữa tháng 5/2020, sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi. Covivac đã được thử nghiệm trên chuột đất vàng, chuột nhắt và thỏ với kết quả an toàn, tạo miễn dịch cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.