Vắc-xin “trị” được biến thể Delta

GD&TĐ - Chỉ số lây nhiễm R0 của biến thể Delta là 5, so với 2 - 2,5 của biến thể gốc từ Trung Quốc. Hiệu quả của vắc-xin Pfizer trên biến thể này là 88%. Trong khi đó, vắc-xin Johnson & Johnson hiệu quả khoảng 60%.

Hiện tại, TPHCM là nơi ghi nhận nhiều ca mắc mới nhất trên toàn quốc. Ảnh: HCDC.
Hiện tại, TPHCM là nơi ghi nhận nhiều ca mắc mới nhất trên toàn quốc. Ảnh: HCDC.

Chỉ số lây nhiễm gấp đôi

Theo PGS.TS Trần Huỳnh - Đại học Y khoa California Northstate (Mỹ) giải thích, virus SARS-CoV-2 là họ RNA+, chuỗi di truyền gen đơn không ổn định. Do đó, sau mỗi vài triệu lần nhân bản, rủi ro có thay đổi trong gen dễ xảy ra. Như sự phát triển tiến hóa sinh học, chỉ những thay đổi gen giúp virus tồn tại mới có cơ hội nhân bản ra nhiều hơn. Vì vậy, virus càng tồn tại lâu, càng có nhiều biến thể.

“Một trong những quan ngại lớn nhất về biến thể này là khả năng lây nhiễm bệnh hơn hẳn các biến thể trước. Công bố từ Australia cho thấy, chỉ số lây nhiễm R0 của biến thể Delta là 5, so với 2 - 2,5 của biến thể gốc từ Trung Quốc”, chuyên gia dẫn chứng.

Cụ thể, chỉ số lây nhiễm R0 cho thấy, một người bị nhiễm có thể lây cho bao nhiêu người khác. Chỉ số này gợi ý, một người bị nhiễm biến thể Delta có thể lây sang 5 người khác. Theo PGS.TS Huỳnh, hiện nay, chưa có bằng chứng người nhiễm biến thể Delta sẽ bị bệnh nặng hơn hay dễ tử vong hơn.

“Tuy nhiên, các nghiên cứu từ Scotland đăng trên tạp chí Lancet chỉ ra biến thể Delta có thể khiến bệnh nhân dễ nhập viện hơn so với các biến thể trước. Tăng khoảng 85% rủi ro nhập viện. Tăng khả năng nhập viện có thể dẫn tăng rủi ro tử vong với các bệnh nhân có bệnh lý nền như tiểu đường hay béo phì. Tuy nhiên, nghiên cứu từ Scotland không chỉ ra biến thể Delta có mạnh hơn hay không”, PGS Huỳnh dẫn chứng. 

Hiệu quả khi tiêm đủ 2 liều vắc-xin

Biến thể Kappa và Delta được phát hiện lần đầu ở bang Maharashtra (Ấn Độ) từ tháng 10/2020. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC Mỹ xem Delta là VOC (Variant of Concern). Cụm từ này nghĩa là, nếu không kiểm soát được, biến thể Delta có thể bùng phát như trong năm 2020.

Trong khi đó, vắc-xin Covid-19 hiện nay được chứng minh là vẫn hiệu quả so với biến thể Delta. Tuy nhiên, hiệu quả thấp hơn so với trên biến thể Alpha. Chuyên gia này chia sẻ, nghiên cứu từ Anh đăng trên BMJ cho thấy, vắc-xin vẫn hiệu quả với biến thể Delta, ước tính trên 90%.

Con số cụ thể hơn đăng trên MedRxIV cho thấy, vắc-xin Pfizer hiệu quả 93% với biến thể ban đầu Alpha. Song, với Delta, hiệu quả của vắc-xin Pfizer giảm còn 88%.

Ngoài ra, Moderna cũng công bố rằng, vắc-xin hiệu quả với biến thể Delta. Theo đó, các bệnh nhân có kháng thể đặc hiệu trung hòa với tất cả biến thể của SARS-CoV-2, bao gồm Delta. Trong khi đó, vắc-xin Johnson & Johnson hiệu quả khoảng 60% với biến thể Delta.

“Biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn các biến thể trước kia, dù chưa chắc có độc lực mạnh hơn. Vắc-xin vẫn hiệu quả với biến thể Delta. Bệnh nhân cần phải chích đủ 2 liều để có hiệu quả cao nhất. Tiêm vắc-xin là cách hữu hiệu nhất để giảm biến thể Delta phát triển. Delta có thể là biến thể chính trong vài tháng tới trên toàn thế giới, nếu chúng ta không chích vắc-xin đầy đủ”, PGS Huỳnh cảnh báo.

Đồng quan điểm này, GS Nguyễn Văn Tuấn - chuyên gia dịch tễ học và thống kê học, Trường Đại học Notre Dame Australia nhận định, biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao từ 5 - 6 lần. Trong khi đó, biến thể này hiện là nguyên nhân gây ra khoảng 90% ca mắc Covid-19 trên thế giới. Đồng thời, tăng nguy cơ nhiễm nặng và nhập viện.

Tuy nhiên, GS Tuấn cho biết, hai liều của vắc-xin hiện hành như Pfizer và AstraZeneca có hiệu quả rất cao trong việc phòng, chống biến thể Delta. Do đó, chuyên gia này cho rằng, trong trường hợp virus tiếp tục tiến hóa, những thông tin này tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của vắc-xin.

Tại Việt Nam, biến chủng Delta được phát hiện lần đầu ở Yên Bái. Sau đó, biến thể lây lan nhiều nơi, bao gồm Bắc Giang. Đây là địa phương dẫn đầu số ca mắc Covid-19 cộng đồng trong đợt dịch thứ 4. Với gần 5.000 ca nhiễm từ 27/4 đến hết ngày 4/7, TPHCM đang xếp thứ hai cả nước. Số ca nhiễm chưa có dấu hiệu suy giảm. Nhiều trường hợp không xác định được nguồn lây và yếu tố dịch tễ.

Trước đó, ngày 25/6, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo chống dịch của TPHCM, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), cho biết, sau khi lây truyền qua nhiều thế hệ, SARS-CoV-2 sẽ xuất hiện hai trạng thái. Một là gia tăng độc lực ở thời gian đầu, nếu biến chủng.

Nếu không biến chủng, độc lực sẽ giảm ở thời gian kế tiếp. Khi độc lực virus giảm, sự lây lan vẫn tồn tại nhưng người nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ. Điều này dẫn đến các ca chỉ điểm (ca phát hiện đầu tiên) hầu hết mắc bệnh mức độ nhẹ. Nếu những bệnh nhân này không đi khám, sẽ khó được phát hiện và bị bỏ qua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vữa xây tường lều tang lễ của Quốc vương Ghezo được trộn bằng dầu đỏ, máu người và máu động vật. Ảnh: Ancient-origins.net

'Cung điện máu' Abomey

GD&TĐ - Thời phong kiến, Bénin có tên là Vương quốc Dahomey, được thành lập vào khoảng năm 1600 và phát triển mạnh nhờ vào buôn bán nô lệ.

Xung đột gây họa lớn cho Mỹ-NATO

Xung đột gây họa lớn cho Mỹ-NATO

GD&TĐ -Qua cuộc xung đột ở Ukraine, Nga sẽ nắm được bí mật công nghệ Mỹ, NATO để chế tạo vũ khí tương tự hoặc khắc chế, làm suy yếu khả năng của phương Tây.

Minh họa/INT

Mariah Carey: 'Sau ánh hào quang'

GD&TĐ - Nữ diva từng trải qua tuổi thơ khó khăn. Khi nổi tiếng, cô từng bị chồng kiểm soát tiền bạc, kìm kẹp cuộc sống riêng.

Ảnh: Quốc Bình

Hương Thu

GD&TĐ - Em vẫn nhớ mãi cái tuổi 18 được quấn quýt với hương vị này bởi tình cờ theo bạn đạp xe về mãi Ba Vì chơi.

Các em nhỏ thích thú tham gia trạm trải nghiệm 'Tích tịch tình tang'. Ảnh: Bình Thanh.

Cùng Thị Mầu... xuyên không

GD&TĐ - Vở diễn 'Thị Màu xuyên không' đem đến những khác biệt đầy bất ngờ, buộc khán giả không thể rời mắt.

Khoảnh khắc đô cử Lê Văn Công mang về tấm Huy chương Vàng đầu tiên cho Việt Nam ở Paralympic 2016.

Đôi tay thần kì

GD&TĐ - Vậy là, sau bốn năm, Paralympic - kì thế vận hội cho người khuyết tật một lần nữa lại diễn ra.