Vắc xin phòng COVID-19 của Việt Nam có giảm hiệu quả trước biến chủng mới?

GD&TĐ - Trước lo ngại vắc xin COVIVAC sẽ bị giảm hiệu quả bảo vệ trước các biến chủng mới ở Anh hay Nam Phi, các nhà khoa học nhận định, biến chủng này không ảnh hưởng tới vắc xin phòng COVID-19 do Việt Nam sản xuất.

Các tình nguyện viên đăng ký thử nghiệm vaccine COVIVAC sáng 21/1. Ảnh: Võ Thu
Các tình nguyện viên đăng ký thử nghiệm vaccine COVIVAC sáng 21/1. Ảnh: Võ Thu

Trước lo ngại vắc xin COVIVAC sẽ bị giảm hiệu quả bảo vệ trước các biến chủng mới ở Anh hay Nam Phi, TS. Thái - Viện trưởng Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) cho hay: "Cũng như các bệnh dịch khác, chủng virus luôn luôn biến đổi và chúng ta sẽ còn gặp nhiều biến chủng trong tương lai.

Hiện các nhà khoa học vẫn cho rằng, các biến đổi ở biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 vẫn chưa làm ảnh hưởng tới kháng nguyên của virus, nên chúng ta vẫn có thể yên tâm về loại vắc xin này".

Thông tin từ GS, TS Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết, ở một số biến chủng ghi nhận, so sánh các đột biến sẽ có điểm khác nhau. Tuy nhiên, toàn bộ đoạn protein S không bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu chỉ ra biến chủng virus lây nhanh hơn chủng cũ nhưng về lâm sàng, chưa ghi nhận tình trạng bệnh nặng hơn. Tỷ lệ tử vong cũng không có sự khác biệt.

Bản chất của virus là thường xuyên xảy ra đột biến. Đơn cử vắc xin cúm hằng năm đều có sự đột biến, thay đổi. Các nhà sản xuất sẽ dựa trên sự thay đổi đó để điều chỉnh. 

Giáo sư Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội nhấn mạnh, về nguyên tắc, đột biến khoảng 1-3 điểm sẽ không làm ảnh hưởng tới kháng nguyên. Đây là lý do các nhà khoa học thế giới tiếp tục tạo vắc xin dựa trên chủng ban đầu.

Theo TS. Dương Hữu Thái, vắc xin COVIVAC đã được IVAC bắt đầu nghiên cứu từ tháng 5 năm 2020, đã thực hiện các nghiên cứu tiền lâm sàng tại Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam, kết quả cho thấy tính an toàn và hiệu quả trên thực nghiệm, đạt đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để có thể tiến hành nghiên cứu trên người.

Vắc xin COVIVAC là vắc xin phòng bệnh COVID-19 do Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) hợp tác với các Trường đại học, Viện nghiên cứu và các Tổ chức quốc tế sản xuất.

TS. Dương Hữu Thái cũng chia sẻ, đây là vắc xin dạng dung dịch có hoặc không có tá chất bổ trợ, không có chất bảo quản, với công nghệ sản xuất là vắc xin vector Newcastle (NDV), gắn gen biểu hiện Protein S của vi rút SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ sản xuất trên trứng gà có phôi. Công nghệ này cũng được sử dụng để sản xuất vắc xin dự phòng cúm mùa đang lưu hành tại Việt Nam.

Ngày 19/1, đề cương nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của vắc xin COVIVAC đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia và Hội đồng đạo đức cấp cơ sở của các đơn vị liên quan thẩm định.

Ngày 21/1, Lễ khởi động chương trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVIVAC do Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế sản xuất, đã chính thức diễn ra tại Trường Đại học Y Hà Nội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.