Ưu tiên chăm sóc “giai đoạn vàng” của trẻ

GD&TĐ - Giai đoạn quan trọng nhất trong đời mỗi con người diễn ra từ khi còn trong bụng mẹ cho đến 8 tuổi, đặc biệt là giai đoạn 1000 ngày đầu tiên của cuộc đời (3 năm đầu đời). 

Ưu tiên chăm sóc “giai đoạn vàng” của trẻ

Những năm đầu đời này của trẻ là giai đoạn đặc biệt dễ bị tổn thương, trừ phi có sự kết nối phù hợp cùng với sự chăm sóc tốt về thể chất và tinh thần. Vì vậy, những năm đầu đời được gọi là “giai đoạn vàng” cho sự phát triển.

Những nghiên cứu từ y học

Bằng chứng từ ngành thần kinh học và sinh học phân tử đã giúp chúng ta hiểu biết thêm rất nhiều về sự phát triển của não bộ, đặc biệt là sự cho thấy những phức tạp của chức năng não bộ dưới ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (di truyền) và yếu tố nuôi dưỡng (tác động từ các điều kiện môi trường) trong suốt vòng đời.

Trong 3 năm đầu đời là thời điểm hình thành các kết nối neuron thần kinh mạnh mẽ nhất. Các tế bào thần kinh gần như đã được nối kết hoàn chỉnh trước khi chào đời, và mỗi trẻ sơ sinh có khoảng 100 tỷ tế bào não bộ.

Não và các kết nối thần kinh phát triển mạnh sau khi sinh. Não bộ sẽ phát triển ở tốc độ chóng mặt, đạt 80% khối lượng khi trẻ đạt 3 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy sức khỏe và dinh dưỡng phù hợp trong 3 năm đầu đời sẽ làm tăng trị số trung bình 4.6 lần, nhờ đó sẽ đem lại tác động tích cực đến năng suất lao động và thu nhập trung bình đến 21%.

Ngoài ra, trẻ em nhận được sự chăm sóc dinh dưỡng lành mạnh trong 1000 ngày đầu đời sẽ có khả năng phục hồi khỏi bệnh tật nguy hiểm đến tính mạng gấp 10 lần.

Theo quan sát cho thấy trong 3 năm đầu đời, chiều cao của trẻ sau khi sinh sẽ tăng lên 2 lần, còn cân nặng sau sinh sẽ tăng 5 lần. Do đó, các can thiệp để trẻ đạt cân nặng và chiều cao tối ưu (theo tiềm năng di truyền) sẽ hiệu quả nhất trong giai đoạn này.

Vì vậy, không cung cấp các điều kiện phù hợp (sức khỏe, tâm lý xã hội hay kích thích chơi đùa) ở giai đoạn quan trọng này sẽ làm giảm thiểu tiềm năng phát triển của não bộ. Trên toàn thế giới, 1/3 số trẻ em dưới 5 tuổi không phát triển được hết tiềm năng của mình do đói nghèo và không đủ dinh dưỡng.

Cùng với khả năng phát triển não, trẻ em trong các năm đầu đời có được những năng lực quan trọng để tìm hiểu thêm về bản thân cũng như phát triển kiến thức và sự hiểu biết về xã hội.

Lý thuyết về phát triển trí tuệ (của Piaget) có ảnh hưởng lớn đến việc xác định phương hướng lập kế hoạch tương tác và học tập sớm. Theo Piaget, trẻ em phát triển tư duy thông qua một quá trình nhiều bước với trình tự tăng dần và xây dựng dựa trên các trải nghiệm và các môi trường kích thích học tập.

Vì vậy cần quan tâm đến tính phù hợp của việc cung cấp các kích thích về trí tuệ để phát triển nhận thức cho trẻ nhỏ, song song với việc phát triển thể chất.

Quan tâm chăm sóc để trẻ phát triển toàn diện

Do vậy, đầu tư vào PTTT phải tập trung vào can thiệp sớm và đồng nhất trong suốt những năm đầu của trẻ. Nếu được theo dõi và chăm sóc phù hợp về sức khỏe và dinh dưỡng, trẻ em không những phát triển tối đa trong giai đoạn hiện tại, mà còn tác động lâu dài đến sức khỏe và phát triển của trẻ lúc trưởng thành, góp phần nâng cao sự phát triển tâm lý xã hội cùng với việc giảm khả năng có những hành vi xã hội tiêu cực như tội phạm, sử dụng ma tuý và bạo lực ở trẻ em trong tương lai.

Tuy nhiên, các nỗ lực này nếu không được duy trì theo năm tháng thông qua các chiến lược phù hợp, hay thiếu đi các môi trường và nguồn tài nguyên có chất lượng, tính hiệu quả của các can thiệp sớm này sẽ không bền. Điều này cho thấy cần tư duy về việc thiết kế các can thiệp mang tính hệ thống, bao gồm các chính sách và kế hoạch hành động trong việc thực hiện chương trình.

Trẻ em có quyền được bảo vệ, hỗ trợ và tham gia, cùng với sự hỗ trợ đặc biệt của PTTTTD trong việc học tập, y tế và phúc lợi xã hội, năng suất kinh tế và các chi phí lũy kế trong tương lai . Các mô hình PTTTTD hiện tại trên toàn thế giới, đặc biệt trong các bối cảnh phát triển là khác nhau dựa trên sự tập trung của các ngành, tuổi/đối tượng, hệ thống và nền tảng cung cấp.

Hiện có nhiều can thiệp hướng đến hỗ trợ chăm sóc thai sản sớm, nuôi con bằng sữa mẹ, dinh dưỡng sớm, sự gắn bó mẹ con và học tập. Các can thiệp này thường được cung cấp tại các phòng khám sản khoa, phòng khám cộng đồng hoặc qua thăm khám.

Thông thường, các chương trình PTTTTD truyền thống tập trung vào đối tượng trẻ 3-6 tuổi sẽ xây dựng các hợp phần về chăm sóc trẻ nhỏ, học sớm và chơi sớm (đặc biệt là tại các lớp mầm non) và sau đó sẽ chuyển dần thành giáo dục chính quy. Mỗi can thiệp mang tính hệ thống như thế này đều có các mục tiêu cụ thể và có đội ngũ cán bộ phụ trách riêng cho từng cấp độ.

Một loạt các sáng kiến (xuyên suốt các ngành) tập trung vào việc cải thiện hệ thống yếu tố môi trường của trẻ, bao gồm việc tạo ra các môi trường lành mạnh, như nhà cửa và chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn cơ bản và bảo vệ trẻ em cũng như hỗ trợ người trông trẻ các kiến thức, thời gian và kỹ năng để hỗ trợ phát triển, thông qua quy định về tuyển dụng, chương trình nghỉ thai sản cho bố mẹ và trợ cấp xã hội.

Tiếp cận của PTTTTD để xây dựng chương trình, đề án được dựa trên tính hiệu quả và đồng bộ của việc tạo môi trường phù hợp cho trẻ thơ, nhấn mạnh việc tiếp cận như vậy có vai trò quan trọng trong việc định hình chất lượng phát triển nguồn nhân lực.

Đẩy mạnh cách chương trình can thiệp

Dựa trên khung phân tích của Ngân hàng Thế giới, PTTTTD bao gồm các nhóm dịch vụ như: chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ có thai bao gồm theo dõi trước sinh, chăm sóc khi sinh; trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và được thăm khám sau sinh để bảo đảm sức khoẻ và sự sống còn của trẻ. Nâng cao dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh thông qua việc khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, dùng muối i-ốt, tăng cường bổ sung sắt.

Việc cung cấp các dịch vụ giáo dục sớm bao gồm các chương trình cho phụ huynh (trong suốt thai kỳ, sau sinh và trong những giai đoạn phát triển đầu tiên của trẻ).

Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cho trẻ với giá thành hợp lý, đặc biệt với các bậc phụ huynh đang đi làm để họ yên tâm làm việc khi con mình được chăm sóc tốt.

Để đảm bảo chất lượng giáo dục, trẻ nên được tiếp cận giáo dục mầm non miễn phí (khuyến khích không thu phí) trong ít nhất 2 năm trước khi đi học với chương trình và lớp học phù hợp.

Những năm đầu trẻ cần được đặc biệt quan tâm

Mọi trẻ đều có quyền được sống, quyền được chăm sóc sức khỏe, chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển và bảo vệ khỏi bị bỏ rơi và lạm dụng. Trẻ em cũng có quyền giáo dục, tham gia, vui chơi, học tập tích cực và tiến bộ ở trường, tự tin khi tương tác với người khác. Trẻ có quyền được tiếp cận với các dịch vụ đảm bảo quyền của trẻ em, để thúc đẩy các em phát triển một cách toàn diện.

Các cá nhân và hộ gia đình cũng nên được đưa ra quyết định hợp lý để duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, như cho trẻ tham gia các dịch vụ giáo dục, tìm kiếm dịch chăm sóc sức khoẻ cũng như y tế dự phòng; tạo môi trường thuận lợi và dành thời gian chơi và tương tác với con em mình. Tiếp cận PTTTTD đặt trẻ ở vị trí trung tâm để nâng cao năng lực của gia đình, người chăm sóc, người chăm sóc chính và những người liên quan.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.