'USD trả giá đắt để trở thành đồng tiền dự trữ tồi nhất thế giới'

GD&TĐ - Trong thế giới đang thay đổi, chỉ có chính trị gia bảo thủ mới không chỉ trích “sự thống trị của đồng USD” trong thương mại và dự trữ toàn cầu.

'USD trả giá đắt để trở thành đồng tiền dự trữ tồi nhất thế giới'

Theo giới phân tích, sự thật USD chính là đồng tiền dự trữ tồi tệ nhất thế giới, nhưng không có loại tiền tệ nào thống trị toàn cầu nào trước nó. Đô la Mỹ là đồng tiền duy nhất từng đóng vai trò quan trọng như vậy trong thương mại quốc tế, tờ Foreign Affairs (FA) cho biết.

Tuy nhiên đồng đô la Mỹ có một nhược điểm, để đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế thế giới, Hoa Kỳ phải cho phép vốn lưu chuyển tự do qua biên giới của mình, cũng như hấp thụ các khoản tiết kiệm và sự mất cân bằng nhu cầu từ nhiều quốc gia khác.

Nói cách khác, Mỹ tạo ra thâm hụt một cách giả tạo để bù đắp thặng dư của những nước khác và cho phép họ chuyển đổi sản xuất dư thừa thành tiền tiết kiệm trong tài sản của Mỹ, bằng cách mua bất động sản, nhà máy, cổ phiếu hoặc trái phiếu.

Điều này làm giảm nhu cầu trên phạm vi toàn cầu, buộc Mỹ phải bù đắp lại quá trình trên, thường bằng cách tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc nợ trong nước. Nói cách khác, cả Washington và thế giới nói chung sẽ được hưởng lợi từ một đồng đô la ít chi phối hơn.

Mặc dù vậy, trái với mong đợi của những người ủng hộ phi đô la hóa, việc áp dụng một đồng tiền dự trữ toàn cầu thay thế sẽ không nhất thiết mang lại lợi ích cho mọi quốc gia, ví dụ như các thành viên của khối BRICS.

Phi đô la hóa không phải là một quá trình đơn giản và có thể thực hiện một cách nhanh chóng.

Phi đô la hóa không phải là một quá trình đơn giản và có thể thực hiện một cách nhanh chóng.

Chuyên gia của tờ FA tự tin cho rằng sẽ không dễ dàng đạt được một thế giới ổn định thời kỳ hậu đô la Mỹ.

Cuộc tranh luận về sự sụp đổ có thể xảy ra của đồng USD đã bỏ qua phần lớn vấn đề về việc sự thay đổi này sẽ gây xáo trộn như thế nào đối với các quốc gia có thặng dư vĩnh viễn - những nước sẽ phải cắt giảm mạnh mẽ toàn bộ các ngành kinh tế hiện đang hướng vào xuất khẩu.

Quá trình chuyển đổi sẽ liên quan đến nhiều thứ hơn là chỉ chọn một loại tiền tệ mới để giao dịch. Điều này sẽ đòi hỏi phải tạo ra một cấu trúc hoàn toàn khác cho quan hệ thương mại quốc tế cũng như dòng vốn.

Và trong khi hệ thống mới có thể bền vững hơn và có lợi hơn cho nền kinh tế Mỹ về lâu dài, thì sự xuất hiện của chúng sẽ rất lộn xộn và gây đau đớn cho nhiều nền kinh tế thặng dư của thế giới.

Theo Foreign Affairs

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ