Moscow sẽ tạo ra 'chòm sao vệ tinh quỹ đạo thấp' giống Starlink

GD&TĐ - Nhận thấy ưu điểm của mạng vệ tinh Starlink, Nga đã quyết định sẽ tạo ra một thứ tương tự.

Moscow sẽ tạo ra 'chòm sao vệ tinh quỹ đạo thấp' giống Starlink

Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã có cuộc gặp với Tổng giám đốc Tập đoàn Roscosmos - ông Yury Borisov.

Một chủ đề quan trọng trong cuộc thảo luận liên quan đến việc tạo ra một "chòm sao vệ tinh quỹ đạo thấp".

Trước đó một số doanh nhân đã đưa ra sáng kiến ​​​​về quan hệ đối tác công tư, khi các công ty tư nhân có thể tạo ra vệ tinh và Roscosmos (cơ cấu nhà nước) sử dụng khả năng của mình để đưa chúng vào quỹ đạo. Hiện tại đề xuất là tạo ra một nhóm vệ tinh thí điểm với số lượng 5 đơn vị để phóng lên quỹ đạo Trái đất.

Một đặc điểm của các vệ tinh quỹ đạo thấp là chúng phải được duy trì ở độ cao cách bề mặt Trái đất khoảng 200 km với sự trợ giúp của loại động cơ đặc biệt ứng dụng công nghệ plasma.

Tổng thống Vladimir Putin đã có cuộc gặp gỡ với người đứng đầu Tập đoàn Roscosmos - ông Yuri Borisov.

Tổng thống Vladimir Putin đã có cuộc gặp gỡ với người đứng đầu Tập đoàn Roscosmos - ông Yuri Borisov.

Sau khi tiến hành thảo luận, ông Yuri Borisov khẳng định rằng Nga đủ năng lực để tiến hành công việc như vậy, và do đó dự án là khả thi.

Người đứng đầu Roscosmos, trong cuộc gặp với Tổng thống Putin đã ghi nhận hiệu quả cao của mạng lưới vệ tinh quỹ đạo thấp trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau, bao gồm cả giám sát bề mặt Trái đất.

Ông Yuriy Borisov cũng đề cập đến chủ đề Trạm vũ trụ quốc tế ISS, và lưu ý rằng Nga sẽ không rút khỏi dự án, bất chấp những căng thẳng gần đây giữa Nga và các bên liên quan khác thuộc dự án.

Bên cạnh đó, Nga vẫn có tham vọng tạo ra trạm vũ trụ của riêng mình, Moskva dự kiến sẽ mời một số đối tác cùng tham gia chương trình.

Theo người đứng đầu Roscosmos, có một vài lựa chọn cho các quốc gia châu Phi, họ sẽ tạo module của riêng mình để gắn kết vào trạm quỹ đạo, sau đó module này sẽ được đưa lên vũ trụ thông qua phương tiện phóng của Nga.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ