URAP: 17 trường đại học Việt Nam lọt top các trường có thành tích học thuật tốt nhất thế giới

GD&TĐ - Tổ chức xếp hạng trường đại học theo thành tích học thuật (URAP – University Ranking by Academic Performance) đã công bố danh sách các trường đại học theo thành tích học thuật năm 2022. Trong đó Việt Nam có 17 trường đại học nằm trong danh sách này.

Các trường đại học của Việt Nam nằm trong danh sách của URAP.
Các trường đại học của Việt Nam nằm trong danh sách của URAP.

Top 10 trường đại học Việt Nam nằm trong bảng xếp hạng URAP 2022 bao gồm:

- Trường ĐH Tôn Đức Thắng (xếp thứ 427 trên thế giới)

- Trường ĐH Duy Tân (xếp thứ 446 trên thế giới)

- ĐH Quốc gia TP.HCM (xếp thứ 1.013 trên thế giới)

- ĐH Quốc gia Hà Nội (xếp thứ 1.104 trên thế giới)

- Trường ĐH Y Hà Nội (xếp thứ 1.235 trên thế giới)

- Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (xếp thứ 1.379 trên thế giới)

- Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (xếp thứ 1.526 trên thế giới)

- ĐH Huế (xếp thứ 2.178 trên thế giới)

- Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (vị trí 2.203 trên thế giới)

- ĐH Cần Thơ (xếp thứ 2.291 trên thế giới)

So với năm ngoái, năm nay, Việt Nam có thêm 5 trường lọt vào danh sách trên.

URAP là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập tại Viện Tin học của Đại học Kỹ thuật Trung Đông (METU), Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2009.

Các thành viên trong nhóm URAP là các thành viên nghiên cứu của METU. Mục đích của URAP là phát triển một hệ thống xếp hạng cho các trường đại học thế giới dựa trên các chỉ số kết quả học tập phản ánh chất lượng và số lượng các ấn phẩm học thuật của họ.

Để đạt được mục tiêu trên, từ năm 2010, URAP công bố Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới hàng năm.

Theo Urapcenter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.