Uống rượu có thể diệt được Covid-19?

GD&TĐ - Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới hay Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), có ba loại cồn có thể dùng sát khuẩn trong y tế gồm: cồn ethanol, n-propanol và isopropanol.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát thông báo nhắc lại trong mọi trường hợp, uống rượu sẽ không giết được virus hít trong không khí, rượu không khử trùng miệng và cổ họng cũng như hoàn toàn không bảo vệ chống lại Covid-19.

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới hay Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), có ba loại cồn có thể dùng sát khuẩn trong y tế gồm: cồn ethanol, n-propanol và isopropanol.

Cồn muốn diệt được virus phải từ 60 đến 70 độ trở lên, và virus phải bám ở da tay. Chúng ta cũng không thể ngậm rượu nồng độ cồn cao trong miệng suốt để diệt virus được, chưa kể khi đó virus đã ngấm vào trong tế bào. Dùng cồn chủ yếu để diệt virus ở bàn tay, ở đồ dùng, vật dụng để khử khuẩn... chứ uống cồn vào trong họng không có hiệu quả. Thay vì uống rượu, bạn có thể súc miệng bằng nước muối mỗi ngày.

Uống rượu có thể diệt được Covid-19? ảnh 1

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, Bộ Y tế cũng khuyến cáo đồ uống có cồn không bảo vệ bạn khỏi nguy cơ nhiễm bệnh. Bạn nên hạn chế uống rượu để bảo vệ sức khỏe. Những người không uống được rượu cũng không nên tập uống để ngăn ngừa Covid-19 vì nó không có tác dụng.

Ngoài ra, các phương pháp xông lá, tinh dầu, ăn tỏi, sả, tía tô chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh chứ không làm hết bệnh. Bệnh là tự hết. Chúng ta có thể sử dụng các phương pháp này để giải cảm, làm ấm đường hô hấp chứ không phải vì nó mà có thể chữa Covid-19, không thần thánh nghĩ đó là phương pháp mới. Lưu ý, những người đang sốt cao thì không xông.

Theo PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào – Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội phân tích, đúng là thành phần rượu có cồn nhưng nồng độ cồn để sát khuẩn phải từ 70 độ trở lên, và chỉ sát khuẩn bề mặt, trên da. Chúng ta cũng không thể ngậm rượu nồng độ cồn cao trong miệng để diệt virus, chưa kể khi đó virus đã ngấm vào trong tế bào.

Đồng thời nồng độ cồn trong rượu nếu cao còn gây tổn thương niêm mạc, dẫn tới hậu quả ngược lại mong muốn là tạo đường vào tế bào dễ dàng hơn cho các loại vi khuẩn và virus tấn công, trong đó có SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Thay vì uống rượu, bác sĩ khuyến cáo bạn có thể súc miệng bằng nước muối nhạt, ấm và các dung dịch sát khuẩn họng mỗi ngày để phòng chống lây nhiễm Covid-19.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ