Ung thư có thể trở thành một “đại dịch”

GD&TĐ - Theo các nhà dự báo kinh tế và các chuyên gia y tế, nếu không hành động ngay từ bây giờ thì trong 15 năm tới, khi số lượng bệnh nhân ung thư ở châu Á tăng lên 70% Theo các nhà dự báo kinh tế và các chuyên gia y tế, nếu không hành động ngay từ bây giờ thì trong 15 năm tới, khi số lượng bệnh nhân ung thư ở châu Á tăng lên 70%, Theo các nhà dự báo kinh tế và các chuyên gia y tế, nếu không hành động ngay từ bây giờ thì trong 15 năm tới, khi số lượng bệnh nhân ung thư ở châu Á tăng lên 70%,

Bệnh nhân nhi tại viện K Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội). Ảnh Khánh Ngọc
Bệnh nhân nhi tại viện K Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội). Ảnh Khánh Ngọc

Bệnh ung thư sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe, đời sống xã hội và nền kinh tế của các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, ung thư là vấn đề quốc gia và không chỉ nên được nhìn nhận dưới góc độ sức khỏe mà còn là vấn đề liên quan đến kinh tế hộ gia đình, xã hội và cả nền kinh tế đất nước.

Từ kết quả Nghiên cứu chi phí điều trị ung thư (ACTION) về tác động của ung thư lên kinh tế tài chính cho thấy, trong số 778 bệnh nhân không có vấn đề về kinh tế ở thời điểm phỏng vấn đầu tiên, thì sau 12 tháng: Chỉ có 45% bệnh nhân còn sống mà không có khó khăn về tài chính. Trên 50% hoặc là tử vong (24%), hoặc là còn sống nhưng gặp khó khăn về tài chính (31%).

Trong nghiên cứu này, khó khăn về tài chính được định nghĩa khi chi phí cho điều trị bệnh chiếm hơn 30% thu nhập tổng hộ gia đình.

Số người cao tuổi và gánh nặng của bệnh ung thư tăng cao trong khu vực Châu Á khiến ung thư có thể trở thành một “nạn dịch” đối với toàn khu vực.

Nghiên cứu ACTION cũng đã chỉ ra rằng thu nhập thấp và trình độ học vấn thấp có liên quan mật thiết đến việc gia tăng tỷ lệ tử vong, thảm họa tài chính và tỷ lệ tử vong cao tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, bệnh nhân thuộc diện không có bảo hiểm y tế cũng có nguy cơ đối mặt với hệ lụy tài chính cao hơn so với những người có bảo hiểm.

Bệnh nhân có bảo hiểm y tế được chẩn đoán sớm sẽ có cơ hội sống thêm cao và tỷ lệ gặp phải hệ lụy tài chính thấp do được miễn giảm một phần chi phí điều trị.

Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng dân số già và gánh nặng ung thư tăng cao đang dần khiến ung thư có thể trở thành một “đại dịch” bao phủ toàn khu vực.

Ung thư thật sự sẽ trở thành một gánh nặng, không chỉ cho người bệnh, mà còn ảnh hưởng tới kinh tế của hộ gia đình cũng như nền kinh tế quốc gia nếu không có hành động ngay từ bây giờ.

Ung thư giai đoạn cuối thường gây rất nhiều đau đớn
Ung thư giai đoạn cuối thường gây rất nhiều đau đớn
 

Cuộc chiến khó khăn và dài hạn

PGS.TS Trần Văn Thuấn – Phó Giám đốc Bệnh viện K cho rằng, cuộc chiến phòng chống bệnh ung thư là cuộc chiến khó khăn và dài hạn, do đó, ngay thời điểm này, chúng ta cần phải kêu gọi sự hỗ trợ cùng những hành động thiết thực từ các nguồn lực và các bên liên quan.

Theo đó, cần tăng cường thêm các chính sách nhằm kiểm soát và hạn chế các yêu tố nguy cơ như: việc sử dụng thuốc lá (chủ động và bị động), vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống các bệnh lây nhiễm (HIV), viêm gan (HBV, HCV), viêm nhiễm đường sinh dục (HPV).

Đồng thời cần có các chương trình phối hợp đa ngành nhằm nâng cao kiến thức của các chuyên gia và của cộng đồng về bệnh ung thư.

Tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào việc phát hiện sớm một số loại ung thư phổ biến, để làm giảm chi phí điều trị ung thư cho cá nhân, hộ gia đình và xã hội.

Công tác này sẽ giúp cải thiện tỷ lệ sống thêm và giảm gánh nặng kinh tế của bệnh ung thư thông qua việc giảm chi phí quản lý và hạn chế việc mất năng suất lao động.

Mặt khác, cũng cần có chính sách hỗ trợ tài chính thông qua bảo hiểm y tế như: Dự phòng và điều trị, dịch vụ công, các chương trình hỗ trợ người bệnh để tạo điều kiện cho người dân có cơ hội được phát hiện sớm bệnh ung thư và giảm chi phí điều trị.

Cần có những chính sách và hành động thiết thực

Một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị ung thư tại Việt Nam và cũng là nhà nghiên cứu ung thư, GS Mai Trọng Khoa - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: Chúng ta nên xem bệnh ung thư như một vấn đề mang tầm quốc gia vì mức độ ảnh hưởng không chỉ dừng lại ở lĩnh vực y tế mà còn liên quan đến cả sự phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam.

Chính vì vậy nhu cầu cấp bách cần được thực hiện chính là việc kêu gọi hành động từ tất cả các bên liên quan như: Bộ Y tế, các nhà hoạch định chính sách, mạng lưới phòng chống ung thư, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan truyền thông, cộng đồng, các hộ gia đình và bản thân người bệnh,….phải cùng nhau nâng cao nhận thức về bệnh ung thư, hỗ trợ việc tuyên truyền sàng lọc phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị ung thư kịp thời tại Việt Nam.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên: Chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn, các chính sách phải thiết thực hơn để mang đến điều kiện chăm sóc sức khỏe kịp thời và toàn diện cho người mắc bệnh ung thư. Đồng thời cần huy động các nguồn lực để thực hiện chiến lược và kế hoạch này một cách toàn diện và lâu dài.

Theo ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2012, trên toàn thế giới có 14,1 triệu trường hợp mắc mới do ung thư và 8,2 triệu tử vong.

Theo ghi nhận ung thư Việt nam, năm 2010 Việt Nam có ít nhất 125.000 trường hợp mắc mới và ước tính năm 2020 sẽ có 189.000 trường hợp mắc mới do ung thư.

Kiểm soát ung thư ở Việt Nam còn gặp phải nhiều khó khăn và thách thức do thiếu hụt các nguồn lực, chất lượng thông tin dữ liệu liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.