Ứng dụng giáo dục STEAM trong thực hiện Chương trình GDMN tại huyện An Dương

GD&TĐ - Ngành Giáo dục huyện An Dương thực bồi dưỡng chuyên môn, xây dựng mô hình điểm 'Ứng dụng giáo dục STEAM trong thực hiện Chương trình GDMN'.

Không gian STEAM của cô trò.
Không gian STEAM của cô trò.

Thực hiện kế hoạch năm học và các văn bản chỉ đạo chuyên môn của ngành, Phòng GD&ĐT huyện An Dương triển khai thực hiện các giải pháp tích cực, đồng bộ bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới phương pháp giáo dục góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường mầm non. Mô hình điểm “Ứng dụng giáo dục STEAM trong thực hiện Chương trình GDMN” là đợt sinh hoạt chuyên môn sâu rộng, hiệu quả của ngành Giáo dục mầm non huyện An Dương.

Trẻ cùng nhau tìm hiểu về điều kì diệu của nước.

Trẻ cùng nhau tìm hiểu về điều kì diệu của nước.

Phòng GD&ĐT huyện xác định STEAM là một hoạt động vô cùng thú vị đối với trẻ mầm non, thông qua hoạt động này giúp trẻ chủ động, tự tin, tích cực. Hoạt động STEAM trẻ có nhiều cơ hội được trao đổi thảo luận, làm việc nhóm, được trải nghiệm, khám phá,… Trẻ tích lũy được những kiến thức, kinh nghiệm và hình thành các kỹ năng: giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm kiếm, thu thập thông tin, kỹ năng truy vấn, tư duy phản biện...từ đó, tạo nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ; góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Trẻ thích thú hoạt động cùng thiên nhiên.

Trẻ thích thú hoạt động cùng thiên nhiên.

Bà Nguyễn Thị Huyền, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện An Dương cho hay, để đưa giáo dục STEAM vào trong Chương trình GDMN cán bộ quản lý phòng GD&ĐT tích cực tham gia các lớp tập huấn do Bộ, Sở tổ chức. Chủ động học tập, trang bị kiến thức hiểu biết, kỹ năng ứng dụng giáo dục STEAM trong thực hiện chương trình GDMN để đáp ứng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn chuyên sâu về giáo dục STEAM cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán toàn huyện.

STEAM mang lại nhiều điều bổ ích với trẻ.

STEAM mang lại nhiều điều bổ ích với trẻ.

Phòng đã tổ chức khảo sát nhận thức, hiểu biết của cán bộ, giáo viên về giáo dục STEAM, khảo sát nhu cầu về nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn giáo dục STEAM

Và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới hình thức tổ chức, tăng cường hoạt động thực hành; thảo luận.

Gần gũi thiên nhiên kích thích trẻ đam mê sáng tạo.

Gần gũi thiên nhiên kích thích trẻ đam mê sáng tạo.

Thông qua các buổi bồi dưỡng chuyên môn đã góp phần thay đổi tư duy, nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên trong việc ứng dụng giáo dục STEAM. Chương trình GDMN phù hợp với khả năng, nhu cầu trẻ, gắn với văn hóa và điều kiện thực tiễn của địa phương và của cơ sở giáo dục, Kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán được phát huy.

STEAM cho trẻ trải nghiệm lý thú.

STEAM cho trẻ trải nghiệm lý thú.

Mô hình điểm “Ứng dụng giáo dục STEAM trong thực hiện CTGDMN” tại trường mầm non An Dương được đánh giá cao và mang lại hiệu quả rõ nét.

Dự án “Điều kỳ diệu của nước” trong chủ đề “Tài nguyên thiên nhiên”, một chủ đề mới trong các trường mầm non. 10 ngày thực hiện, dự án “đã khẳng định bước đầu tiếp cận với giáo dục STEAM thành công. Trẻ được hoạt động hứng thú, tích cực, mang lại nhiều cơ hội trải nghiệm, phát triển toàn diện các năng lực của trẻ, đặc biệt là gắn kết phụ huynh cùng đồng hành với nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.