Ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên giảm áp lực sổ sách, giáo án

GD&TĐ - Công nghệ thông tin giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức có thêm thời gian nghiên cứu bài giảng.

Giáo viên Trường Tiểu học Tam Thanh thiết kế bài giảng điện tử. Ảnh: NTCC
Giáo viên Trường Tiểu học Tam Thanh thiết kế bài giảng điện tử. Ảnh: NTCC

Tận dụng được nhiều nguồn học liệu

Theo chia sẻ của nhiều giáo viên, khi ứng dụng công nghệ thông tin vào làm sổ sách, hồ sơ đã giảm được nhiều áp lực, thời gian, công sức. Đồng thời, giáo viên có thể tận dụng các phần mềm để soạn bài giảng hấp dẫn, phong phú hơn.

Đồng quan điểm đó, cô Đào Thị Thơm – Trường Tiểu học Tam Thanh (tỉnh Lạng Sơn) chia sẻ: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giáo án điện tử rất thuận lợi để thiết kế nội dung các tiết học, tận dụng được nhiều nguồn học liệu làm ví dụ minh họa cho học sinh dễ hiểu và tiếp cận bài học tốt hơn.

Bên cạnh đó, với nhiều phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng, chúng tôi có thể lựa chọn nhằm thiết kế theo ý đồ của mình”.

Cô Thơm cũng cho biết thêm, trước đây học bạ của học sinh được được viết tay để theo dõi điểm, quá trình học tập, rèn luyện của các em. Tuy nhiên, khi sử dụng học bạ điện tử thì bất kỳ địa điểm nào giáo viên cũng cập nhật thông tin, điểm của học sinh. Danh sách học sinh chỉ cần cập nhật 1 lần lên hệ thống, các năm sau giáo viên chỉ cần đối chiếu lại, không cần phải ghi lại danh sách.

Đồng thời, hệ thống quản lý thông minh, có truy vết lịch sử cập nhật do đó không thể tùy tiện sửa kết quả của học sinh. Sau mỗi năm học, hệ thống sẽ khóa lại, không thể truy cập.

“Một điểm thông minh nữa là hệ thống quản lý sổ học bạ điện tử tích hợp nữa là Ban giám hiệu, những người được cấp quyền truy có thể theo dõi được thông tin, kết quả của học sinh”, cô Thơm nói thêm.

Tăng cường ứng dụng vào trường học

Theo cô Phạm Tố Quyên – Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Thanh (TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn): “Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng như làm sổ sách hỗ trợ cũng như giúp giảm áp lực rất lớn cho giáo viên.

Đơn cử như việc làm giáo án điện tử, thầy cô trong quá trình giảng dạy nếu phát hiện những nội dung không phù hợp, cần thay đổi thì ghi chú lại sau đó bổ sung để bài giảng tốt nhất”.

Ứng dụng công nghệ thông tin và trường học giúp cho giáo viên nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sáng tạo, thiết kế bài giảng sinh động hơn thu hút học sinh hơn. Môn Lịch, Địa lí, Khoa học thì được các thầy cô ứng dụng công nghệ thông tin để soạn bài giảng rất nhiều, sử dụng các hình ảnh minh họa, video để lồng ghép vào bài giảng.

“Trong quá trình sử dụng phần mềm, nếu thầy cô gặp khó khăn sẽ được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ, tư vấn”, cô Quyên nói thêm.

“Đến thời điểm này, Trường Tiểu học Tam Thanh đã áp dụng 3 loại sổ sử dụng điện tử gồm: sổ đăng bộ, phiếu điểm (bảng kết quả tổng hợp giáo dục), sổ học bạ điện tử. Dự kiến, sang kỳ hai năm học 2022-2023 nhà trường sẽ tiến hành số hóa thêm hai loại sổ nữa là: lịch báo giảng, sổ đầu bài”, cô Phạm Tố Quyên chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường THCS Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) bên tác phẩm dự thi triển lãm tranh "Hà Nội trong trái tim em". Ảnh: Lê Cường

Những bài học ý nghĩa với thế hệ trẻ

GD&TĐ - Thời gian qua, trường học tại Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô GD tinh thần yêu nước cho HS.

Vùng thường xuyên bị ngập lụt cần có nhà chống lũ cho gia súc. Ảnh: INT

Làm nhà cho gia súc

GD&TĐ - Những năm gần đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội, nhiều khu dân cư ở các vùng thường xuyên bị ngập lụt đã có nhà cộng đồng.