UNESCO khuyến nghị sử dụng GenAI trong giáo dục

GD&TĐ - UNESCO mới đây đã công bố hướng dẫn đầu tiên về việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) trong giáo dục.

Học sinh Mỹ được hướng dẫn cách sử dụng ChatGPT.
Học sinh Mỹ được hướng dẫn cách sử dụng ChatGPT.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) mới đây đã công bố hướng dẫn đầu tiên về việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) trong giáo dục. Hướng dẫn toàn cầu nhằm đảm bảo cách tiếp cận lấy con người làm trong tâm khi ứng dụng GenAI vào giáo dục và đào tạo.

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh hay AI tạo sinh (tên đầy đủ: Generative Artificial Intelligence) mô tả các thuật toán tạo ra các nội dung, dữ liệu dựa trên dữ liệu hiện có. Những nội dung, dữ liệu này hoàn toàn mới, có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, mô phỏng, video...

GenAI nổi tiếng nhất là ChatGPT, một chatbot do OpenAI phát hành vào cuối năm 2022. ChatGPT được đánh giá là ứng dụng phát triển nhanh nhất thế giới. Sự xuất hiện của nó đã thúc đẩy sự ra đời của các đối thủ khác như Bard do Google sản xuất.

Trong hướng dẫn dài 64 trang, UNESCO không nêu độ tuổi tối thiểu để học sinh sử dụng các công cụ AI nhưng khuyến nghị ít nhất là đến khi trẻ 13 tuổi. Tổ chức này đồng thời kêu gọi các quốc gia bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên cách sử dụng AI trong lớp học cho hiệu quả.

Ngoài ra, hướng dẫn nhấn mạnh chính phủ các nước cần phê duyệt một chương trình về giảng dạy AI dành cho giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, đào tạo kỹ thuật và dạy nghề. Một phần nguyên nhân do hiện nay, giới chức quản lý ở các nước chưa chuẩn bị sẵn sàng để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc triển khai OpenAI trong trường học.

Hướng dẫn của UNESCO nêu lên 7 bước chính mà các chính phủ nên thực hiện để quản lý OpenAI và thiết lập các khung chính sách để sử dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục một cách có đạo đức, chiều sâu. Những quy định này nên bao gồm việc bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư toàn cầu, trong khu vực hoặc quốc gia.

Cơ quan này nhận định, nếu thay thế giáo viên bằng các công cụ AI sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc của trẻ em, khiến các em có nguy cơ dễ bị thao túng. Hướng dẫn của UNESCO nêu rõ, các công cụ AI có tiềm năng giúp đỡ trẻ em như một trợ lý nghiên cứu, nhưng những công cụ này chỉ trở nên an toàn, hiệu quả nếu các chính phủ quản lý việc sử dụng, đồng thời, giáo viên, học sinh và các nhà nghiên cứu cùng tham gia vào quá trình thiết kế công cụ.

Bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO, nhận định: “GenAI có thể là cơ hội to lớn, đóng góp cho sự phát triển của con người nhưng nó cũng có thể gây ra các tác hại, thành kiến. GenAI không thể được tích hợp vào giáo dục nếu không có sự hành động của người dân, cũng như các biện pháp bảo vệ và quy định cần thiết từ chính phủ”.

Theo chuyên gia này, hướng dẫn của UNESCO sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách và giáo viên điều hướng tốt nhất tiềm năng của AI vì lợi ích hàng đầu của người học.

Bên cạnh hướng dẫn của UNESCO, một số quốc gia đã tích cực triển khai các chính sách, quy định về GenAI. Đơn cử, Trung Quốc đã xây dựng bộ quy tắc về GenAI, có hiệu lực từ 15/8. N

ước này nhấn mạnh các nội dung do AI tạo ra phải phù hợp với các giá trị cốt lõi của đất nước. Còn Liên minh châu Âu có thể thông qua Đạo luật AI vào cuối năm nay. Các quốc gia khác trên thế giới vẫn chưa có các thảo luật về AI.

Một cuộc khảo sát toàn cầu mới đây của UNESCO tại hơn 450 trường phổ thông, đại học cho thấy chưa đến 10% xây dựng các chính sách, thể chế hoặc hướng dẫn liên quan đến việc sử dụng các ứng dụng AI. Phần lớn là do chưa có quy định quốc gia.

Theo Reuters, UNESCO

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.