UNBD Quận 8 thông tin vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ

GD&TĐ - Chiều 2/4, UBND quận 8 (TPHCM) họp báo thông tin về vụ cháy nhà tại hẻm 124 đường Phạm Thế Hiển, phường 2.

Hiện trường vụ cháy. (Ảnh: Công an TPHCM)
Hiện trường vụ cháy. (Ảnh: Công an TPHCM)

Ông Phạm Quang Tú, Phó Chủ tịch UBND quận 8 cho biết, khoảng 19h40 ngày 1/4, lực lượng chức năng nhận được tin báo cháy tại hẻm 124 đường Phạm Thế Hiển (phường 2, quận 8, TPHCM)

Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Công an quận 8 phối hợp cùng Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PC07) - Công an TPHCM triển khai lực lượng chữa cháy lực lượng chữa cháy.

Do khu vực cháy nằm trong hẻm và ở khu vực ven sông nên lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc chữa cháy.

Khoảng 20h50 cùng ngày, đám cháy đã được được khống chế và dập tắt. Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng khiến 9 căn nhà (2 căn bị cháy, 1 căn liền kề ảnh hưởng nặng, 6 căn ảnh hưởng nhẹ) ảnh hưởng.

Đám cháy bùng phát dữ dội. (Ảnh: Công an TPHCM)
Đám cháy bùng phát dữ dội. (Ảnh: Công an TPHCM)

Theo lãnh đạo quận 8, điểm cháy xuất phát từ bãi chứa vật liệu gỗ cũ phía sau nhà không số, kế nhà số 206/1/20 đường Phạm Thế Hiển.

Tại đây chứa vật liệu dễ cháy, nhưng không có người trong coi, vụ cháy diễn ra trong giai đoạn thời tiết nóng nhiều ngày.

Ngay trong đêm 1/4, UBND quận 8 đã chỉ đạo UBND phường 2 bố trí chỗ ăn nghỉ tạm thời, cung cấp vật dụng sinh hoạt cá nhân, thực phẩm... cho các hộ dân bị ảnh hưởng trong thời gian khắc phục thiệt hại do vụ cháy gây ra.

Về công tác chăm lo cho các hộ dân sau vụ cháy, trưa 2/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận 8 cùng các đơn vị thăm động viên và hỗ trợ 198 triệu đồng cho 3 hộ gia đình bị thiệt hại nặng và hỗ trợ 72 triệu đồng cho 6 hộ gia đình bị thiệt hại nhẹ.

UBND phường 2 cũng bố trí chỗ nghỉ tạm thời, cung cấp vật dụng sinh hoạt cá nhân, thực phẩm… cho các hộ dân trong thời gian khắc phục thiệt hại vụ cháy.


Phòng PC07 - Công an TPHCM vừa phát khuyến cáo biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC ) trong mùa hanh khô.

Theo đó, người dân khi ra khỏi nhà cần quan sát, khóa van gas, ngắt cầu dao điện; không đốt vàng mã trong nhà; không tự ý câu mắc điện; cần thay mới, sửa chữa các thiết bị điện, hệ thống điện xuống cấp, hư hỏng; cần trang bị bình chữa cháy xách tay trong nhà…

Không đốt vàng mã, bao bì trong nhà và khu vực xung quanh; không tồn trữ nhiều chất cháy (gas, xăng dầu, hóa chất…) trong khu vực sinh sống trong nhà, khu vực sản xuất phải trang bị, bảo dưỡng đầy đủ, kịp thời thiết bị, phương tiện chữa cháy, thoát nạn; không tự ý câu mắc điện tràn lan.

Sử dụng điện tiết kiệm, tắt các thiết bị điện khi không dùng tới nhằm tránh bị quá tải gây nóng, chạm chập điện.

Cơ quan chức năng, chủ đầu tư dự án cần tổ chức phát hoang bụi rậm; xử lý các bãi rác tự phát, bãi cỏ khô trong các khu dân cư để tránh hỏa hoạn xảy ra.

Tại ở chợ, khu thương mại, cơ sở kinh doanh xăng dầu, hóa chất; các nhà hàng, quán ăn, khách sạn; các khu vui chơi tập trung đông người, các chung cư - nhất là chung cư cũ…, Ban quản lý và chủ cơ sở cần tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra an toàn PCCC để ngăn chặn các nguy cơ cháy, nổ phát sinh.

Người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình trong công tác PCCC ở khu dân cư, nhà ở hộ gia đình, nhà ở kết hợp kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê để ở có mật độ người ở cao, nhà ngăn phòng cho thuê, chung cư, nhà cao tầng, chợ truyền thống, trung tâm thương mại, karaoke, vũ trường... và các loại hình tập trung đông người (trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, chùa...).

Nâng cao ý thức, trách nhiệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC, tự xây dựng các phương án chữa cháy, thoát nạn đề phòng các sự cố xảy ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Chọn môn thi - chọn tương lai

GD&TĐ - Khảo sát của nhiều sở GD&ĐT, Ngoại ngữ vẫn là môn được nhiều thí sinh lựa chọn đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT...