Ukraine thừa nhận sẽ không trở thành một phần của NATO

GD&TĐ - Các đồng minh NATO không muốn thấy Ukraine trong hàng ngũ của họ và Kiev nhận ra điều đó – Tổng thống Ukraine Zelensky nói với các nhà lãnh đạo phương Tây hôm qua (15/3).

Tổng thống Ukraine Zelensky.
Tổng thống Ukraine Zelensky.

“Trong nhiều năm, chúng tôi nghe nói rằng cánh cửa (NATO) được cho là đã mở, nhưng bây giờ chúng tôi biết rằng mình sẽ không bao giờ bước vào đó. Đó là sự thật và chúng ta phải thừa nhận điều đó” – ông Zelensky nói trong cuộc gọi video với Lực lượng viễn chinh chung của Vương quốc Anh, cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo của các quốc gia Bắc Âu và Baltic do Thủ tướng Boris Johnson chủ trì.

“Tôi rất vui vì người dân của chúng tôi bắt đầu hiểu điều đó và dựa vào chính chúng tôi và những đối tác hỗ trợ chúng tôi” – ông nói thêm.

Nhà lãnh đạo Ukraine dường như đã đưa những người mà ông đề cập vào danh sách những người bạn tốt của Ukraine, mặc dù hầu hết họ là các đồng minh dẫn đầu NATO. Ông nói rằng tổ chức quân sự này không có tư cách để đưa ra các đảm bảo an ninh mà đất nước ông muốn nhận được từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, ông cho rằng các quốc gia riêng lẻ có thể giúp Ukraine ngay cả khi NATO đóng cửa, họ đã làm vậy trong 8 năm mà theo ông mô tả đó là cuộc chiến Ukraine chống lại Nga.

Tổng thống Zelensky đã lên án NATO vì không áp dụng vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine do lo ngại điều này sẽ làm leo thang thù địch thành một cuộc chiến tranh thế giới toàn diện. Tất cả các quốc gia thuộc NATO đều từ chối áp dụng vùng cấm bay và Mỹ đã nhắc lại điều này trong những tuần qua.

Ukraine coi tư cách thành viên NATO trở thành mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại của mình sau cuộc đảo chính vũ trang năm 2014 ở Kiev. Khát vọng này đã được đưa vào hiến pháp năm 2019.

Nga đã phát động một cuộc tấn công quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2. Tổng thống Nga Putin tuyên bố rằng sự mở rộng của NATO vào Ukraine một cách không chính thức là yếu tố chính khiến ông quyết định ra lệnh tấn công. Trong khi đó Kiev cho rằng đây là một cuộc tấn công “vô cớ”.

Các quốc gia phương Tây hầu hết nhất trí với điều trên nhưng từ chối chiến đấu vì Ukraine. Thay vào đó họ tăng cường cung cấp vũ khí cho Kiev và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt với Nga, mong rằng điều này có thể khiến cuộc tấn công quân sự dừng lại.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ