Ukraine nói về khả năng các cuộc gặp giữa ông Putin và ông Zelensky

GD&TĐ - Chính quyền Ukraine tin rằng các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Tổng thống Vladimir Zelensky với người đồng cấp Nga Putin có thể diễn ra trước cuối năm 2021 hoặc đầu năm tiếp theo.

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky (trái).
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky (trái).

“Chúng tôi muốn đàm phán trực tiếp với ông Putin. Rất có thể cuộc gặp sẽ diễn ra vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Chúng tôi cần hiểu nguyên lý về khả năng nhất trí một điều gì đó” – một nguồn tin thân cận với Tổng thống Zelensky nói với hãng tin RBC-Ukraine.

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho rằng “cần phải đàm phán bằng mọi hình thức để có thể chấm dứt chiến tranh”. Ông nói thêm rằng Ukraine không tìm kiếm “hòa bình bằng bất cứ giá nào.”

Theo ông Kuleba, Kiev đang tìm kiếm một “hòa bình công bằng”, xứng đáng với “cái giá khổng lồ” mà Ukraine phải trả.

Đầu tháng 9, thư ký báo chí của Tổng thống Nga là Dmitry Peskov nói rằng, các cuộc đàm phán có thể xảy ra nếu 2 tổng thống thảo luận về việc thực hiện các thỏa thuận Minsk của Ukraine, các thỏa thuận của Hội nghị thượng đỉnh Paris diễn ra vào cuối năm 2019 cũng như quan hệ song phương giữa Moscow và Kiev.

Theo Điện Kremlin, cuộc đàm phán sẽ không diễn ra nếu Ukraine đặt ra vấn đề về quyền sở hữu đối với Crimea. “Đương nhiên, việc thảo luận về Crimea là không thể. Do đó, công thức này thực sự đặt ra câu hỏi về khả năng giả định tổ chức một cuộc họp như vậy” – ông Peskov nói.

Kiev đã nhiều lần thể hiện mong muốn hội đàm với Tổng thống Nga và thời gian dự kiến của họ. Đáp lại, Điện Kremlin bày tỏ sự sẵn sàng cho một cuộc họp nếu các bên nhất trí về chương trình nghị sự của mình. Ông Putin cho biết Kiev nên “đàm phán với các nước cộng hòa tự xưng của Donbass và thực hiện các thỏa thuận Minsk vì ở đó các điều kiện để chấm dứt xung đột được nêu rõ”.

Ông Putin cho biết sẵn sàng thảo luận với Tổng thống Zelensky về quan hệ song phương giữa Nga và Ukraine.

Đầu tháng 9, ông Kuleba nói rằng đã có những tiến bộ rõ ràng, các bên chuyển sang “thương lượng” về chương trình nghị sự của một cuộc họp có thể diễn ra. Tuy nhiên, ông tin rằng cuộc thảo luận về Crimea sẽ là một mục bắt buộc, bất chấp Moscow “tìm cớ để né tránh cuộc thảo luận này”.

“Tôi tin rằng chủ đề về Crimea sẽ có trong chương trình nghị sự trong bất kỳ hoàn cảnh nào, câu hỏi đặt ra là nó sẽ được đề cập công khai như thế nào” – ông Kuleba nói.

Theo UAwire

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

215 học sinh khối 5 của Trường Tiểu học Phú Thọ đồng diễn ngày hội toàn thắng. Ảnh: HK.

Vun bồi lòng yêu nước cho trò

GD&TĐ - Các trường học trên địa bàn TPHCM tổ chức nhiều chương trình nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc.

Gia đình cần chủ động hỗ trợ con tiếp cận với công nghệ. Ảnh minh họa: ITN

Căng thẳng tâm lý ở học sinh

GD&TĐ - Học sinh đang phải đối mặt với hàng loạt áp lực từ đạt điểm cao đến xử lý thông tin đa chiều trên mạng xã hội...

Thiếu tướng Lưu Xuân Cải và câu chuyện bước ra từ lịch sử.

'Người lính già' kể chuyện sinh tử ở thành cổ Quảng Trị

GD&TĐ - Ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng Thiếu tướng Lưu Xuân Cải - nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 3, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hải Phòng vẫn giữ được dáng vẻ nhanh nhẹn. Gương mặt cương nghị, giọng nói hào sảng, ở ông toát lên bản lĩnh của người lính “cụ Hồ” từng trải qua chiến trận. Câu chuyện ông kể về cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trị năm nào vẫn hiện ra đầy sống động.

Tác giả (thứ 2 bên trái) về dự họp mặt giáo dục truyền thống kháng chiến khu Trung Nam Bộ lần thứ XI. Ảnh: NVCC

Những ngày dạy học ở vùng giải phóng miền Nam

GD&TĐ - Sau Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973), tôi đang dạy học ở Quảng Ninh thì được điều động vào vùng giải phóng khu Trung Nam Bộ. Gọi là vùng giải phóng nhưng đó chỉ là những vùng rừng không dân mà chỉ có các cơ quan dân sự và nhiều đơn vị quân sự. Vùng rừng này có chỗ là đất của Campuchia, có chỗ của Việt Nam, lại cũng có chỗ chưa được minh định.

Quán Nhan Hương nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), là căn cứ hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Quán biệt động trong lòng Thảo Cầm Viên

GD&TĐ - Ẩn mình giữa những tán cây rậm rạp của Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), quán Nhan Hương đã hoạt động bí mật sát cạnh nhiều cơ quan đầu não của Mỹ trong hơn một thập kỷ và đóng góp vào nhiều chiến thắng quan trọng của Biệt động Sài Gòn.