Ukraine mở vụ án hình sự về chuyến tàu chở khách qua eo biển Kerch tới Crimea

GD&TĐ - Tổ chức gọi là Văn phòng công tố viên Crimea thuộc Văn phòng Tổng công tố viên Ukraine đã mở một vụ án hình sự liên quan tới chuyến tàu chở khách đầu tiên từ St.Petersburg đến Sevastopol qua eo biển Kerch tới Crimea hôm nay (25/12) – văn phòng công tố viên cho biết trên kênh Telegram của mình.  

Tàu chở khách qua eo biển Kerch trên cầu Crimea.
Tàu chở khách qua eo biển Kerch trên cầu Crimea.

“Văn phòng công tố viên của Cộng hòa tự trị Crimea đã mở một vụ án hình sự liên quan tới việc đi qua bất hợp pháp biên giới Ukraine bằng chuyến tàu chở khách từ St.Petersburg đến Simferopol (một thành phố ở Crimea, điểm dừng trên đường tới Sevastopol) qua eo biển Kerch” – thông báo cho biết.

Văn phòng công tố viên trên cho rằng việc Nga ra mắt dịch vụ đường sắt trên cầu Crimea trên là bất hợp pháp vì “vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, thể hiện sự coi thường đối với các nguyên tắc chuẩn mực chung và luật quốc tế”.

Hôm nay, chuyến tàu chở khách đầu tiên từ St.Petersburg của Nga đã đến thành phố Sevastopol của Crimea. Đoạn đường sắt trên cầu Crimea này được khai trương ngày 23/12. Những con tàu sẽ đi lại giữa St.Petersburg và Sevastopol, giữa Moscow và Simferopol quanh năm.

TT Nga Putin cũng tham gia vào lễ khánh thành dịch vụ đường sắt trên cây cầu bắc qua eo biển Kerch này. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Ukraine đã phản đối Nga về việc trên.

Sau một cuộc đảo chính ở Ukraine vào tháng 2/2014, các quan chức ở Crimea và Sevastopol đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Trong cuộc trưng cầu này, 96,7% người Crimea và 95,6% cử tri Sevastopol chọn ly khai khỏi Ukraine và gia nhập Nga. Tuy nhiên, Kiev và nhiều nước phương Tây từ chối công nhận Crimea là một phần của Nga.
Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chung cư Độc Lập ám khói đen sau đám cháy. (Ảnh: Phúc Uyên)

Cháy chung cư ở TPHCM, 8 người chết

GD&TĐ - Lửa bùng lên ở chung cư Độc Lập, (đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa, TPHCM) khiến 8 người tử vong, trong đó có 2 trẻ em.

TS Đỗ Hữu Quyết bên hệ thống lọc nước do mình chế tạo. Ảnh: Hà An

Tiến sĩ khởi nghiệp với công nghệ lọc nước

GD&TĐ - Từng làm chuyên gia tại Khu Công nghệ cao TPHCM với thu nhập ổn định, TS Đỗ Hữu Quyết quyết định rời khối Nhà nước khởi nghiệp với công nghệ lọc nước để “trả nợ” nông dân miền Tây.