Uganda: Các nghị sĩ yêu cầu “giải cứu” sinh viên khỏi Vũ Hán

Uganda: Các nghị sĩ yêu cầu “giải cứu” sinh viên khỏi Vũ Hán

Lời khẩn cầu từ sinh viên

Hồi giữa tháng 2/2020, các thành viên quốc hội Uganda đã bày tỏ sự thất vọng khi nhiều báo cáo cho thấy, nước này không hề có kế hoạch sơ tán các sinh viên (SV) Uganda dù họ bị mắc kẹt tại các trường ĐH Trung Quốc. Không ít chính trị gia kêu gọi chính phủ nhanh chóng đưa ra kế hoạch giải cứu khả thi.

Nữ chính trị gia Ruth Nankabirwa cho biết, nội các đã giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng y tế và đại sứ của Uganda tại Trung Quốc, nhằm bảo đảm rằng, các SV Uganda sẽ nhận được sự giúp đỡ mà họ cần.

“Chúng tôi vẫn đang cân nhắc về việc có nên sơ tán người học hay không, hoặc gửi hậu cần để tới hỗ trợ SV ở nơi các em bị cách ly. Chúng tôi không muốn các em tiếp tục trải qua khó khăn, nhưng trước tiên, chúng tôi phải làm việc với chính phủ Trung Quốc”, bà Nababirwa nói.

Trước bối cảnh dịch bệnh lây lan nhanh chóng, các nghị sĩ Uganda đã đưa ra kế hoạch đưa người học trở về, sau khi 5 SV nước này hiện bị mắc kẹt tại Vũ Hán - nơi bùng phát Covid-19 vào tháng 12/2019. Các chính trị gia Uganda đã gửi một lá thư tới quốc hội, kêu gọi chính phủ nước này tận dụng mối quan hệ ngoại giao song phương và đề xuất với chính phủ Trung Quốc về việc sơ tán người học kịp thời.

Latif Sebaggala, nghị sĩ tại khu vực Kawempe South cho biết đã nhận được nhiều tin nhắn từ các SV Uganda tại Trung Quốc. Ông Sebaggala khẳng định, hầu hết người học đều phàn nàn về vấn đề thiếu các nhu yếu phẩm, bao gồm khẩu trang và các vật dụng cá nhân khác. “Nếu các quốc gia khác đã sơ tán công dân của họ, vật thì tại sao Uganda lại không thể làm như vậy? Chúng ta chỉ cần bảo đảm rằng, các SV này sẽ bị cách ly khi trở về nước”, ông Sebaggala nói.

Chia sẻ với truyền thông, Thomas Kanzira (25 tuổi) - một SV Y khoa người Uganda đang theo học tại Trường ĐH Giang Hán ở Vũ Hán, cho biết, anh cảm thấy vô cùng sợ hãi khi gặp phải tình trạng khan hiếm thực phẩm và giá cả hàng hoá leo thang.

“Nếu dịch bệnh do chủng mới của virus Corona gây ra không giết chết chúng tôi, thì chúng tôi cũng sẽ chết vì đói. Chúng tôi cảm thấy chán nản và thất vọng. Chúng tôi cần được sơ tán khỏi đây trước khi tình hình trở nên ngày càng căng thẳng”, Kanzira nhấn mạnh.

Kêu gọi hành động

Trước bối cảnh này, không ít nghị sĩ Uganda đã thể hiện sự đồng cảm với SV. “Đây không phải là vấn đề mà bất kỳ ai trong số các SV Uganda có thể nhìn thấy trước. Chúng ta cần phải đưa họ trở về nhà an toàn và giám sát sức khoẻ các em trong hai tuần. Thái Lan đã làm được điều đó, Nigeria cũng thực hiện tương tự và Cộng hoà Senegal cũng đã đưa SV trở về thành công”, ông Muhammad Nsereko, Nghị sĩ tại Phân khu trung tâm Kampala, cho biết.

Trong khi đó, bà Rebecca Kadaga - người phát ngôn của quốc hội Uganda, đã kêu gọi Thủ tướng nước này, ông Ruhakana Rugunda đề ra những chiến lược trong việc giúp đỡ người dân Uganda đang sống tại Trung Quốc. Cũng theo bà Kadaga, kế hoạch cần bao gồm những biện pháp can thiệp không chỉ ngay lập tức mà còn cả lâu dài.

“Tình hình thực sự tồi tệ. Người học tại Vũ Hán đang phải đối mặt với tình trạng không có thực phẩm, không có phương tiện đi lại, các ngân hàng cũng đóng cửa. Họ có thể sẽ chết vì đói. Chúng ta nên hỗ trợ tất cả SV Uganda tại các trường ĐH Trung Quốc, bằng cách đáp ứng những nhu cầu cơ bản của các em”, bà Kadaga kêu gọi.

Nghị sĩ Jack Wamanga-Wamai đã kêu gọi sự hợp tác giữa các nước Đông Phi, nhằm sơ tán các SV về nước. Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, Algeria đã điều máy bay tới Trung Quốc, đưa công dân của họ trở về. Trong khi đó, một số nước láng giềng trong khu vực này bao gồm Libya, Mauritania và Tunisia cũng thực hiện tương tự. Những quốc gia châu Phi khác đã sơ tán công dân của họ bao gồm Morocco, Ethiopia và Ai Cập.

“Uganda không có máy bay tầm xa, nhưng Kenya thì có. Các em là những SV của Chính phủ Uganda. Chính vì vậy, chính phủ sẽ chịu trách nhiệm đối với sự an nguy của người học khi họ ở nước ngoài”, ông Wawanga-Wamai tuyên bố.

Trước đó, Tổng thống Kenya, ông Uhuru Kenyatta cho biết, nước này sẽ điều một chiếc máy bay của Hãng hàng không Kenya Airlines tới Vũ Hán để đưa hơn 200 người học Kenya về nước.

Sau cuộc gặp với Đại sứ Trung Quốc tại Uganda Zheng Zhu Qiang, Tổng thống Uganda Yoweri Museveni đã bày tỏ sự tin tưởng rằng, Chính phủ Trung Quốc sẽ giữ cho người dân Uganda tại Vũ Hán được an toàn. Tuy nhiên, ông Paul Mwiru - Nghị sĩ tại khu vực phía Đông Uganda - Jinja nhận định, chính phủ nước này nên kiên quyết hành động trong việc sơ tán người học.

“Chúng tôi coi đây là vấn đề cấp bách cho sự an toàn của các SV, cũng như sự an toàn của 42 triệu người dân Uganda”, nữ chính trị gia Ruth Nababirwa phát biểu trước quốc hội.

Theo thống kê, Uganda hiện là quốc gia có khoảng 70 SV theo học tại các trường ĐH ở Vũ Hán. Ngoài ra, mối quan hệ giữa Uganda và Trung Quốc được cho là vô cùng khăng khít.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đánh giá, Covid-19 có nguy cơ cao đối với khu vực châu Phi, mặc dù vẫn chưa có nhiều trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh ở châu lục này. Cũng theo WHO, 13 quốc gia ở châu Phi, trong đó có Uganda, là những khu vực cần cảnh giác cao độ do có sự liên kết trực tiếp và khối lượng lớn khách du lịch đến Trung Quốc.

Theo University World News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.