Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở nông thôn cao gấp 4 lần thành thị

GD&TĐ - Tại kỳ họp thứ 3, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ những quan tâm về vấn đề chăm sóc trẻ em mồ côi sau dịch Covid-19, phòng chống đuối nước ở trẻ em.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa - Đoàn ĐBQH Hải Dương.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa - Đoàn ĐBQH Hải Dương.

Chăm sóc trẻ em mồ côi do dịch Covid-19

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa - Đoàn ĐBQH Hải Dương.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa - Đoàn ĐBQH Hải Dương.


Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa - Đoàn ĐBQH Hải Dương bày tỏ quan tâm đến công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Đại biểu cho biết, công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em thời gian qua đã được Chính phủ trực tiếp là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quan tâm chỉ đạo. Trong đại dịch Covid-19, trẻ em đã được hỗ trợ bằng nhiều chính sách cụ thể nhưng cũng còn một số vấn đề nổi lên rất đáng quan tâm, đặc biệt về công tác chăm sóc trẻ mồ côi không nơi nương tựa sau đại dịch.

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp từ các tỉnh, thành phố đến ngày 15/2/2022, toàn quốc có 4335 trẻ em mồ côi do Covid-19. Trong đó có nhiều trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, các cháu đều đang sống cùng gia đình hoặc người thân.

Đại biểu cho biết, mặc dù các chính sách hỗ trợ khẩn cấp cho các cháu đã được ban hành và đang được thực hiện cùng với các chính sách bảo trợ xã hội thường xuyên khác. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có số liệu báo cáo chính thức về việc các địa phương đã thống kê đầy đủ số lượng, hoàn cảnh của các cháu và đã thực hiện các chính sách hỗ trợ đến tận tay các cháu hay chưa?

Đại biểu đề nghị Chính phủ và các địa phương cần xác định chăm sóc trẻ mồ côi, trẻ không nơi nương tựa là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu trong công tác bảo đảm an sinh xã hội, ổn định tình hình đất nước sau đại dịch. Đại biểu cho rằng, chúng ta cần phải có chính sách, giải pháp lâu dài hỗ trợ cho các cháu về vật chất và quan trọng hơn là tư vấn tâm lý để động viên các cháu vượt qua khó khăn, khủng hoảng, tiếp tục học tập.

Đáp ứng được việc dạy bơi cho các em học sinh

Đại biểu Bùi Xuân Thống - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai.

Đại biểu Bùi Xuân Thống - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai.
 

Đại biểu Bùi Xuân Thống - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai bày tỏ quan tâm tới vấn đề phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước. Theo đó, qua số liệu thống kê hàng năm, Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em bị đuối nước, trung bình mỗi ngày có 5 trẻ em bị đuối nước, đứng đầu trong các tai nạn thương tích của trẻ.

Đại biểu nhấn mạnh, đây là vấn đề đau xót mà nhiều năm qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành đã có nhiều quan tâm chỉ đạo nhưng tỷ lệ tử vong của trẻ đuối nước vẫn còn cao. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở nông thôn cao gấp 4 lần thành thị.

Lý giải nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên, đại biểu cho rằng nguyên nhân gây tử vong đuối nước là do sự thiếu quan tâm của các bậc cha mẹ trong quản lý, trẻ em chưa được trang bị các kỹ năng cần thiết trong môi trường nước.

Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư cho việc giáo dục, huấn luyện kỹ năng bơi cho các em học sinh còn nhiều khó khăn và hạn chế, sự quan tâm của các cấp có lúc, có nơi chưa cao nên một số giải pháp vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi.

Để việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em đặc hiệu quả, nhất là tai nạn do đuối nước, không còn sự tử vong thương tâm của trẻ em, đại biểu Bùi Xuân Thống kiến nghị Chính phủ tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai và kiểm tra kết quả thực hiện Quyết định 1248 nghiêm túc để các chính sách đi vào thực tiễn, mang lại kết quả cao. Đẩy mạnh công tác truyền thông về công tác phòng, chống tai nạn đuối nước, thương tích cho trẻ em.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực cho các trường học, nhất là vùng nông thôn, khó khăn để đáp ứng được việc dạy bơi cho các em học sinh. Kêu gọi sự quan tâm, chăm lo hơn nữa của xã hội với sự an toàn của trẻ, những người chủ tương lai của đất nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội học thực hành. Ảnh: Website nhà trường

Các trường có 'nhờn luật'?

GD&TĐ - Thanh tra Bộ GD&ĐT đã có Kết luận về việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học...