Tuyệt kỹ của T-90M không có trên tăng phương Tây

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Lính tăng kỳ cựu của Nga vừa tiết lộ về một số tính năng đặc biệt trên T-90M mà không có trên nhiều dòng tăng phương Tây.

Hệ thống nạp đạn tự động trên T-90M Nga.
Hệ thống nạp đạn tự động trên T-90M Nga.

Khác biệt bởi công nghệ

Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời lính tăng Nga có biệt danh Azer cho biết, tăng chiến đấu chủ lực T-90M tăng cường khả năng chiến đấu, tăng khả năng sống sót trên chiến trường nhờ những tính năng đặc biệt của mình.

"Vâng, tôi nhận thấy T-90M là dòng chiến tăng tốt nhất. Cỗ xe có thể ngăn chặn đạn chống tăng xuyên giáp, chặn tên lửa chống tăng từ kẻ thù và tăng khả năng an toàn cho tổ lái. Có thể nói, cỗ xe đối phó được đòn tấn công từ mọi loại đạn diệt tăng hiện nay", lính tăng Nga nói.

Để tăng khả năng sống sót trên chiến trường, T-90M được trang bị một phức hợp ngụy trang đặc biệt làm giảm đáng kể lượng nhiệt phát ra qua các hệ thống quan sát từ vũ khí diệt tăng đối phương.

"Công nghệ này hiện không có trên bất kỳ dòng tăng nào của NATO. Chúng tôi đã nghiên cứu nhiều loại xe tăng của họ và phát hiện công nghệ tối tân đó không hề tồn tại", binh sĩ Nga cho biết thêm.

Điểm đặc biệt tiếp theo của T-90M theo tiết lộ của Azer chính là hệ thống điểm ngắm: "T-90M được trang bị hai hệ thống ngắm, một cho xạ thủ và một cho chỉ huy. Họ có thể chỉ thị mục tiêu cho nhau hoặc có thể cùng nhau quan sát một mục tiêu nhằm tăng hiệu quả chiến đấu".

Ngoài ra, Hệ thống nạp đạn tự động (AZ) cũng là một điều đặc biệt của T-90M và những xe tăng khác của Nga so với hầu hết xe tăng phương Tây. Hiện AMX-56 Leclerc của Pháp là dòng tăng phương Tây duy nhất được trang bị công nghệ này.

Nạp đạn tự động có phải là thế mạnh?

Khi nói đến nạp đạn là phải nói đến tốc độ, đặc biệt trong điều kiện thực chiến. Nạp đạn thủ công trên hầu hết xe tăng phương Tây cho phép nạp trong khoảng 3-4s nếu xe đứng yên, con số này trên T-90M là khoảng 6-7s.

Có được con số ấn tượng này là bởi việc bố trí đạn của tăng phương Tây khá hợp lí với khoảng 30 viên trong khoang sau tháp pháo và 10 viên dưới thân xe bên cạnh tổ lái. Đối với đạn ở khoang sau, người nạp đạn sẽ chọn loại đạn trên bảng điều khiển, băng chuyền đưa quả đạn cần lấy về cửa để người nạp đạn đưa vào khóa nòng.

Sau khi đã bắn hết đạn trong khoang sau, họ sẽ lấy đạn từ khoang trong thân xe, chậm hơn nhưng vẫn tương đối thoải mái và nhanh chóng. Còn một lý do khác là đạn 120mm là liều liền nên thao tác nạp ít hơn so với liều rời 125mm của xe tăng Nga.

Đối với nạp đạn tự động, xe có 22 quả nạp sẵn trong băng đạn. Máy lựa chọn đạn giống như trên tăng phương Tây, sau đó đưa đạn và liều phóng lên khóa nòng, đẩy đầu đạn vào trước, sau đó đẩy liều vào.

Khi đạn trong băng nạp tự động đã hết, xạ thủ buộc phải tự mình lấy đạn trong thân xe và nạp vào khóa nòng, điều này khiến tốc độ giảm đi rõ rệt, chậm hơn so với nạp đạn thủ công, bởi xạ thủ phải làm công việc của 2 người.

Nhưng đó là khi đứng yên. Còn trong điều kiện chiến đấu tốc độ cao, vừa bắn vừa hành tiến, tốc độ bắn của nạp đạn tự động là không đổi, trong khi nạp đạn thủ công giảm rõ rệt do đường xóc và cua nhiều.

Như vậy, nạp đạn tự động hướng tới sự ổn định trong tốc độ, còn nạp đạn thủ công thì tùy trường hợp, lúc nhanh, lúc chậm hơn và điều này sẽ khiến bản thân chiếc tăng gặp nguy hiểm khi tác chiến tại địa hình không bằng phẳng.

Cùng với điểm mạnh/yếu của nạp đạn thủ công và máy nạp, độ tin cậy và khả năng thay đạn của 2 cách nạp này cũng là điều đáng nói.

Theo nhận định của một số chuyên gia, tăng T-90M sẽ phải đối mặt với nguy hiểm khi đang dùng đạn nổ mảnh (HEF) để đối phó với tốp bộ binh địch thì phải đối mặt với chiếc tăng M1A2 của Mỹ hay Leopard của Đức.

Đổi sang đạn khác để là điều không thể, bởi hệ thống nạp đạn tự động chỉ có khả năng nạp chứ không có khả năng thay đạn. Trong khi đó, trên M1A2, điều này dễ dàng hơn nhiều, do có riêng một người làm nhiệm vụ nạp đạn. Người này có thể dễ dàng thay đổi loại đạn nếu cần.

Cận cảnh hệ thống AZ của T-90M hoạt động.

Mặc dù vậy, hệ thống nạp đạn tự động trên T-90M của Nga hoạt động vẫn rất tin cậy và tiếp tục được tin dùng để trang bị cho tăng Armata. Còn trên M1A2 hay Leopard, hệ thống nạp đạn thủ công phụ thuộc vào trình độ huấn luyện của kíp lái.

Và có thể đây chính là lý do khiến không chỉ có Nga mà nhiều nước trên thế giới hiện đang tin dùng hệ thống nạp đạn tự động thay vì thủ công cho xe tăng của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.