Dạy con gái ngay từ khi nhỏ vừa giúp tình cảm gắn bó hơn, vừa giúp con những bài học giá trị. Nuôi dạy con gái khác với con trai, cần có những quy tắc dạy riêng để khi chúng trưởng thành tự tin, hạnh phúc và độc lập.
Không dạy con gái "có nhan sắc là có tất cả"
Với điều kiện sống ngày càng được cải thiện, nhiều bà mẹ thích làm điệu cho con gái của mình. Ngay từ nhỏ các con đã được khoác trên mình những bộ đồ đắt tiền, được mẹ trang điểm, làm tóc điệu đà... Thậm chí có nhiều bé gái còn đeo trang sức.
Tuy nhiên những gì trẻ em cần là đến trường học cần được ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với việc học tập, sinh hoạt. Không nên cho các con ăn mặc điệu đà, trau chuốt từ nhỏ. Bởi như thế trẻ có thể quá chú tâm vào ngoại hình mà quên đi việc chính là học tập, rèn luyện đạo đức.
Ngoài ra việc ăn mặc quá trau chuốt sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm tiềm tàng. Trẻ dễ sa vào yêu đương sớm, bị các đối tượng xấu để ý và giở trò không hay.
Nhiều bé gái do nhận thức được nhan sắc của mình thì trở nên kênh kiệu, "bệnh ngôi sao" từ nhỏ và không có lòng khiêm tốn, khoan dung với những hoàn cảnh khác. Ở tuổi vị thành niên và trưởng thành, các em vẫn giữ bản tính đó thì rất nguy hiểm.
Nếu ai đó khen con đẹp, hãy bảo con cảm ơn họ và quên đi. Nếu ai đó khen con ngoan ngoãn, cũng hãy khuyên con cảm ơn và phải cố gắng tốt hơn nữa. Với con gái, nhan sắc không là tất cả. Con xinh đẹp không chưa đủ, con còn phải sống tốt mới là ý nghĩa.
Hãy dạy con về niềm kiêu hãnh của phụ nữ ngay cả khi con không có nhan sắc. Phụ nữ có thể buồn, cũng có thể khóc, nhưng tuyệt đối không thể ủy lụy hay van nài ai. Tốt xấu gì cũng có thể đến nhưng rồi sẽ nhanh đi như một cơn gió. Con phải hiểu có kiêu hãnh và lòng dạ của mình là ở lại, vì vậy phải gìn giữ nó thật kỹ.
Không dạy con gái phải quá chuẩn mực
Con gái hiền lành, nết na là một điều tốt. Tuy nhiên nếu cha mẹ cứ ép chúng phải thùy mị sẽ gượng ép con vào khuôn khổ, khiến con đánh mất cá tính của mình. Không những thế điều này còn khiến con mất tự tin, không dám có chính kiến, quan điểm riêng.
Con gái cũng cần phải có khả năng tự chăm sóc bản thân, có tinh thần độc lập, chứ không thể dựa dẫm hoàn toàn vào cha mẹ. Vì thế, các bậc phụ huynh nên khuyến khích con chủ động học hỏi, khám phá và mở rộng tầm nhìn.
Tuy nhiên cha mẹ cũng cần nghiêm khắc với con trong việc giờ giấc, tác phong đi đứng, tôn trọng người khác. Đó là những quy tắc không thể thay đổi. Ví dụ như không đi chơi quá khuya, thích về lúc nào thì về. Bởi việc 1 cô gái đi chơi qua đêm, hoặc quá muộn sẽ thể hiện mình là 1 người không có phép tắc, không tôn trọng những quy tắc trong gia đình. Hoặc cần phải tôn trọng ông bà, cha mẹ và biết thương người yếu thế…
Hãy dạy con giữ bản sắc của riêng mình, dạy con “con là duy nhất”, chứ không phải là bản sao của ai đó. Con hãy cứ là con nhưng không có nghĩa là sống thiếu trách nhiệm.
Không dạy con chỉ biết cho đi
Cho đi là đức tính tốt thể hiện nhân văn trong mỗi con người nhưng cho đi cũng phải đúng cách, đúng người.
Cho đi và nhận lại để được dài lâu, tuy không nhất thiết phải nhận lại đúng những gì mà mình cho đi. Cho đi thứ con có nhưng không có nghĩa là cho hết thảy. Cho vừa đủ, cho sưởi ấm lòng người. Đừng tính toán khi cho đi nhưng cũng hãy mưu cầu được nhận lại.
Không có mối quan hệ nào tốt đẹp ở đời chỉ toàn cho mà không thể nhận. Nếu chỉ dạy con chỉ biết cho đi, sau này khi trưởng thành con sẽ gặp nhiều tổn thương và bản thân khó nhận được hạnh phúc.
Không dạy con dùng tiền của đàn ông
Hãy để con hiểu con phải trở thành một cô gái độc lập và có chủ quyền. Con cần tình yêu nhưng không cần tiền của đàn ông để hạnh phúc. Con có thể cho ai mượn bất cứ thứ gì, trừ đàn ông. Nếu con muốn hạnh phúc, hãy có tiền của chính mình và có đàn ông của riêng mình.
Đừng chỉ dạy con cách yêu thương người khác, mà phải dạy con cả cách bảo vệ chính mình. Đừng chỉ dạy con cách tôn trọng người khác, hãy để con biết con cũng phải trân trọng chính mình…
Hãy dạy con về niềm kiêu hãnh khi mình độc lập, tự chủ. Phụ nữ có thể buồn, cũng có thể khóc, nhưng tuyệt đối không thể ủy lụy hay van nài ai hay phụ thuộc ai. Tốt xấu gì cũng có thể đến nhưng rồi sẽ nhanh đi như một cơn gió. Con phải hiểu có kiêu hãnh và lòng dạ của mình là ở lại, vì vậy phải độc lập trong mọi phương diện.
Bế tắc nhất trong một cuộc hôn nhân là đi không được, ở lại cũng không xong, đau khổ hơn cả là ở lại nhưng không còn là gì của nhau nữa rồi. Cuộc sống cứ âm thầm qua đi chung sống một mái nhà mà lòng thì ở nơi xa, không còn hướng về nhau.
Người ta thường hay nói đàn ông ngoại tình mới đáng sợ, nhưng thật ra đàn ông vô tâm còn đáng sợ hơn nhiều. Thời gian đầu khi kết hôn, cuộc sống vợ chồng có vẻ ổn định, nhưng càng về sau lại càng xa cách, mỗi người một công việc, mỗi người một sở thích, chẳng ai chịu ai, nếu có điểm chung chắc là có con chung, còn lại cuộc sống ai người đó hưởng thụ, không chia sẻ, không tâm sự, cũng chẳng nói lời yêu thương.
Không biết từ bao giờ hôn nhân lại trở nên xa cách đến vậy, có phải những gì thuộc về mình rồi thì con người sẽ không trân trọng nữa hay không?
Mỗi lần đi làm về là như hai thế giới khác nhau, chồng cắm đầu vào chơi game online, vợ cần mẫn dưới bếp lo cơm nước. Có những ngày, anh ấy chẳng cần quan tâm vợ con ở nhà thế nào, đi làm về là lao vào nhậu nhẹt bạn bè luôn. Vợ muốn hỏi han tình hình công việc một chút, anh liền nổi cáu nói rằng “Em thì hiểu gì, lo cho em trước đi…”.
Có những ngày, chăm con đến ốm mệt lả người, anh ấy cho rằng đó là điều bình thường và là nghĩa vụ của những người làm mẹ, làm vợ. Có những ngày, kể chuyện vui buồn của mình cho anh nghe mà chỉ nhận lại sự im lặng không phản ứng… Ngày kỉ niệm, những ngày đặc biệt, anh chẳng bận tâm nhớ đến, vợ tổ chức thì tham gia còn không thì thôi…
Thật sự, cuộc sống như vậy rất cô đơn, cô đơn ngay trong chính căn nhà của mình, cố gắng để kết nối với chồng, nhưng lại cứ như hai đầu nam châm đẩy nhau không có cách nào để đến gần. Lâu dần, người vợ cũng chẳng còn hỏi han, quan tâm đến chồng, cũng bắt đầu mặc kệ những gì anh ấy làm, vợ không nói gì, chồng lại càng không, vậy là cả căn nhà im lặng đến lạnh người…