Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc này khi ngộ độc thực phẩm

GD&TĐ - Theo bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc, khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm cha mẹ tuyệt đối không loại dùng thuốc này.

Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc này khi ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm rất dễ phát hiện, vì biểu hiện của ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc thường một vài giờ hoặc vài ngày sau đó.

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em

Theo bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc - Bệnh viện Đa khoa Medlatec Hà Nội, hệ tiêu hóa ở trẻ em chưa hoàn thiện nên tình trạng trẻ bị ngộ độc thức ăn là rất dễ xảy ra.

Thông thường, trẻ khi bị ngộ độc thức ăn sẽ có các phản ứng, triệu chứng biểu hiện sau 15 - 30 phút sau khi ăn. Một vài trường hợp, các triệu chứng của tình trạng có thể xuất hiện lâu hơn trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm tại trường Tiểu học Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội.

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm tại trường Tiểu học Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội.

Thông thường, trẻ ngộ độc thức ăn sẽ xuất hiện với các dấu hiệu, triệu chứng điển hình như sau: Nôn ói, buồn nôn, đau bụng dữ dội, giai đoạn muộn trẻ có thể sốt, mệt mỏi, chướng bụng, thậm chí hôn mê, không tỉnh táo, kích thích.

Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ cẩn thận. Nếu trẻ nôn và bị tiêu chảy sẽ khiến bé mất rất nhiều nước. Do đó, bố mẹ nên bù nước và điện giải cho bé bằng cách cho bé uống nhiều nước hoặc sử dụng oresol.

Khi pha oresol cho bé, mẹ nên pha đúng công thức, sau đó cho bé uống từ từ.

Nếu tình trạng khi trẻ bị ngộ độc thức ăn là nghiêm trọng hoặc đã áp dụng các cách xử lý nói trên nhưng không có hiệu quả thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín. Tại đây, trẻ sẽ được các bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Cho trẻ ăn cháo loãng thịt nạc nấu với cà rốt (hoặc khoai tây, bí đỏ và một ít chuối xanh). Đây là những loại rau củ giúp tạo khuôn cho phân, giúp em bé đi ngoài phân đặc hơn, tình trạng mất nước đỡ trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, nếu bé quá mệt, không muốn ăn thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Thậm chí cả ngày không ăn nhưng được bù đủ nước, bù điện giải, bé cũng không quá mệt. Nói như vậy để nhấn mạnh, trẻ bị đi ngoài vì ngộ độc thực phẩm, việc bù nước, bù điện giải là quan trọng nhất còn ăn uống chỉ là thứ yếu.

Cha mẹ tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy. Bởi vì tiêu chảy do nguyên nhân ngộ độc thức ăn, không quen thức ăn hoặc ăn cùng một lúc những món kỵ nhau… không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần nguồn thức ăn này được tống hết ra ngoài là bệnh sẽ khỏi.

Trong nhiều trường hợp, uống thuốc cầm đi ngoài càng khiến vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn, khiến người bệnh đầy hơi, chướng bụng, đau bụng vô cùng khó chịu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các loại nhỏ mũi an toàn cho trẻ sơ sinhcách dùng canxi tăng chiều cao cho bé Thức ăn ướt Pate mèo Snappy Tom 400g