Tuyên phạt tử hình và chung thân nhóm buôn ma túy sát hại thiếu tá công an

GD&TĐ - Ngày 24/9, TAND tỉnh Thanh Hóa đưa ra xét xử sơ thẩm 4 bị cáo về tội “Giết người”. Đây là nhóm tội phạm đã dùng súng bắn chết một thiếu tá Công an xã Pù Nhi (Mường Lát, Thanh Hóa).

4 bị cáo Sùng A Chía (áo xanh) và Sùng A Tông, Thào A Minh, Phàng A Pháo tại phiên tòa. Ảnh: Công an Thanh Hóa cung cấp.
4 bị cáo Sùng A Chía (áo xanh) và Sùng A Tông, Thào A Minh, Phàng A Pháo tại phiên tòa. Ảnh: Công an Thanh Hóa cung cấp.

Các bị cáo gồm, Sùng A Chía (SN1981), Sùng A Tông (SN 1991), Thào A Minh (SN 2000), Phàng A Páo (SN 1994) đều có hộ khẩu thường trú tại huyện Mường Lát, (Thanh Hóa).

Theo hồ sơ vụ án, ngày 6/2 vừa qua, tổ công tác gồm 5 cán bộ, chiến sỹ công an huyện và công an xã thực hiện nhiệm vụ tuần tra dọc theo tỉnh lộ 521D, Quốc lộ 16. Khu vực này là điểm nóng về các hoạt động tội phạm do giáp danh với nước bạn Lào.  

Khoảng 20h ngày 6/2, tại khu vực bản Mau, xã Mường Lý (Mường Lát), tổ công tác phát hiện Ngân Văn Lái di chuyển bằng xe máy, gần đó có nhóm đối tượng trang bị súng.

Nghi vấn nhóm người nêu trên có hành vi mua bán, vận chuyển ma túy, nên lực lượng công an yêu cầu dừng xe, kiểm tra hành chính.  

Lúc này, Sùng A Chía cầm súng bắn thẳng vùng ngực thiếu tá Vi Văn Luân, khiến anh gục xuống đường. Sau đó, Sùng A Tông cầm súng bắn về phía tổ công tác.

Nghe tiếng súng nổ, biết Sùng A Chía và Sùng A Tông đang bị lực lượng công an bắt và đã nổ súng bắn lại, nên A Páo và A Minh ở khu vực trên núi cũng nổ súng bắn xuống, để yểm trợ cho đồng bọn tẩu thoát.

Sùng A Chía và nhóm bị cáo bị dẫn giải về trại giam. Ảnh: Công an Thanh Hóa cung cấp.
Sùng A Chía và nhóm bị cáo bị dẫn giải về trại giam. Ảnh: Công an Thanh Hóa cung cấp.

Gây án xong, nhóm các đối tượng nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường. Thiếu ta Vi Văn Luân được đưa đi cấp cứu, nhưng đã không qua khỏi. 

Đến ngày 8/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệu tập được Sùng A Tông. Tiếp đó, ngày 1/4, triệu tập được đối tượng Sùng A Chía.

Căn cứ tài liệu chứng cứ đã thu thập được, trong ngày 1/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, truy nã đối với Thào A Minh và Phàng A Páo về tội: “Giết người”, quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự.

Cũng trong ngày 1/4, Công an huyện Quan Hóa đã truy bắt được Thào A Minh. Đến ngày 18/5, Công an huyện Mường Lát vận động được Phàng A Páo ra đầu thú.

Tại phiên tòa, các bị cáo đã thành khẩn khai báo những tình tiết liên quan tại vụ án, nhận rõ trách nhiệm của mình gây ra đối với thiếu tá Vi Văn Luân.

Bị cáo Sùng A Chía, là đối tượng có vai trò cầm đầu đã tự nguyện nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với gia đình bị hại theo quy định của pháp luật.

Hội đồng xét xử nhận định, đây là vụ án “Giết người", có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Vụ án xảy ra tại địa bàn huyện miền núi, gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Người bị hại là cán bộ Công an bị bắn chết khi đang thi hành công vụ vào thời điểm ngay trước Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Sự việc này đã gây ra nỗi đau, mất mát lớn lao đối với gia đình thiếu tá Vi Văn Luân nói riêng và lực lượng Công an nói chung.

Sau khi căn cứ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo, HĐXX đã tuyên bố các bị cáo nêu trên phạm tội “Giết người” theo quy định tại Điểm d, l, n, Khoản 1, Điều 123 Bộ Luật hình sự.

HĐXX đã tuyên tử hình đối với bị cáo Sùng A Chía. Các bị cáo: Sùng A Tông, Thào A Minh, Phàng A Páo bị phạt tù chung thân.

Ngoài ra, các bị cáo phải bồi thường dân sự về chi phí mai táng, tổn thật tinh thần cho thân nhân bị hại với tổng số tiền trên 225 triệu đồng. Buộc cấp dưỡng hàng tháng cho 2 con nhỏ của liệt sĩ Vi Văn Luân cho đến khi đủ 18 tuổi, mỗi tháng 4 triệu đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thơm tìm thấy ánh sáng của cuộc đời qua đam mê hội họa.

Cô gái vẽ tranh bằng… miệng

GD&TĐ - Bị bại liệt bẩm sinh và chưa một ngày được đến trường, nhưng Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã nỗ lực vượt lên, tập ngậm bút, vẽ tranh bằng miệng.

Vườn quốc gia Chư Mom Ray quản lý, bảo vệ 56.249ha rừng đặc dụng và hơn 4.000ha rừng sản xuất.

Dưới tán rừng đang thức giấc

GD&TĐ - Chưa đầy một năm, hàng loạt loài động vật quý hiếm từng vắng bóng lần lượt xuất hiện ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum).

Những nhũ đá tự nhiên sừng sững trong hang động.

Kỳ vỹ Động Sơn Mộc Hương

GD&TĐ - Hang Dơi có tên gọi khác là Động Sơn Mộc Hương được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia vào ngày 24/11/1998.

Nhóm nghiên cứu thử nghiệm hệ thống tại Khu Nghiên cứu Công nghệ Cổ Nhuế (Hà Nội).

Hệ thống lưu trữ năng lượng hỗn hợp

GD&TĐ - Hệ thống mới do Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường phát triển đang cho thấy tiềm năng ứng dụng vượt ra ngoài phạm vi phòng thí nghiệm.