Tuyển đủ giáo viên mầm non sao cho đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, giáo dục trẻ

GD&TĐ - Đây là mong muốn, cũng là yêu cầu đặt ra với các địa phương, quan điểm này được các chuyên gia cho rằng là nền tảng thực hiện chương trình GDMN mới

Tuyển đủ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Tuyển đủ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Nguyên nhân khách quan

Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, đến năm học 2022 - 2023 tổng số đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có 537.953 người. Trong đó có 38.334 cán bộ quản lý, 378.381 giáo viên, 121.082 nhân viên; giáo viên/lớp đạt 1.86 (tăng 0,02). Tình trạng thiếu GVMN còn khá phổ biến ở nhiều địa phương ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên ở bậc mầm non, do huy động trẻ ra lớp tăng cao, thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Phân tích từ các con số trên, PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ GDMN, Bộ GD&ĐT cho rằng: Năm học 2022 - 2023, trên toàn quốc cấp học giáo dục mầm non (GDMN) có 15.334 trường, có 3.224 trường mầm non ngoài công lập (tỉ lệ 21.1%). Đáp ứng yêu cầu giáo viên mầm non, các địa phương đã tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng đội ngũ, rà soát, ban hành các giải pháp bổ sung đội ngũ đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên cần phải nỗ lực hơn rất nhiều để đáp ứng đủ yêu cầu cần tuyển.

Giờ học của trẻ Trường MN Nghi Hòa, tỉnh Nghệ An.

Giờ học của trẻ Trường MN Nghi Hòa, tỉnh Nghệ An.

Lý do thiếu GV được phân tích có nhiều nguyên nhân. Do tổng biên chế GV của các tỉnh có xu hướng giảm (do thực hiện tinh giản biên chế), do đó không còn biên chế để tuyển giáo viên cho các cấp học, đặc biệt là cấp học mầm non.

Công tác xây dựng quy hoạch, dự báo nhu cầu về đội ngũ của các địa phương chưa kịp thời hoặc không hiệu quả dẫn đến bị động trong bố trí số lượng giáo viên. Việc phân cấp tại địa phương trong công tác tuyển dụng, cơ quan chuyên môn là sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên nên không chủ động trong việc điều tiết.

Yêu cầu cần được đáp ứng

TS Nguyễn Ngọc Hiền, thành viên Tiểu ban GDMN, Hội đồng Quốc gia phát triển nhân lực: Là ngành giáo dục đặc thù, giáo viên mầm non hiện nay được xác định là ngành vất vả nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thiếu GV và thu nhập thấp là những hạn chế khó khắc phục lâu nay. Bộ GD&ĐT đã có những kiến nghị về chính sách, đề xuất cải thiện lương, chế độ làm việc đối với GVMN. Đây không chỉ là niềm động viên lớn đối với thầy cô giáo mà còn là tinh thần sẻ chia, trách nhiệm của các cấp quản lý, chính quyền khi tham mưu những chính sách bảo đảm chất lượng GDMN phát triển ổn định và chất lượng.

Xã hội hóa giáo dục giúp nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, tạo thu nhập giữ chân GVMN.

Xã hội hóa giáo dục giúp nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, tạo thu nhập giữ chân GVMN.

NGND Lưu Minh Giới, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) cho rằng: Động viên nhà giáo gắn bó với nghề cũng là cách để khắc phục tình trạng thiếu GVMN. Những kiến nghị điều chỉnh cách tính định mức từ tỷ lệ giáo viên/lớp sang tỷ lệ giáo viên/trẻ, điều chỉnh về số lượng nhân viên trường học theo số lượng điểm trường lẻ của trường. Việc điều chỉnh này sẽ tăng số giáo viên/học sinh, tăng nhân viên trường học, giảm áp lực cho GVMN. Việc bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; giảm chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, giảm thời gian giữ hạng 3 lên hạng 2 từ 9 năm xuống còn 3 năm… , sẽ giúp giữ chân các cô.

Còn theo nhà giáo Vũ Đức Thọ, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định: Một kiến nghị hết sức nhân văn của Bộ GD&ĐT khi đề xuất giữ quy định về tuổi nghỉ hưu của GVMN là 55 tuổi thay vì tăng lên 60 tuổi để phù hợp với đặc thù lao động của nhà giáo cấp học. Kiến nghị cho phép tuyển dụng GV chưa đạt chuẩn Luật Giáo dục 2019, theo đó các địa phương được tuyển dụng/hợp đồng GV đủ điều kiện nhưng chưa đạt chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục năm 2019 đồng thời đề ra lộ trình đào tạo nâng chuẩn cho các đối tượng theo lộ trình của Nghị định 71 là hết sức phù hợp vì sẽ giúp các địa phương sẽ có thêm nguồn tuyển, tạo điều kiện cho GV chưa đạt chuẩn có cơ hội được giảng dạy.

Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, ngày 18/7/2022, Bộ Chính trị ban hành quyết định về việc giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 - 2026. Riêng năm học 2022 - 2023, giao bổ sung 27.850 GVMN, phổ thông công lập. Tiếp đó, ngày 02/8/2022, Bộ GD&ĐTcó văn bản đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai tuyển dụng 27.850 GVMN, phổ thông công lập cho năm học 2022 - 2023.Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố triển khai, bổ sung số lượng biên chế giáo viên theo từng cấp học. Trong đó có ưu tiên tuyển GVMN cho các cơ sở GDMN ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

logo áo lớp Hải Anh