Tuổi thơ gian khó làm tăng nguy cơ đoản thọ

Tuổi thơ gian khó làm tăng nguy cơ đoản thọ

Những chấn thương tâm lý gặp phải vào những năm tháng đầu đời làm gia tăng nguy cơ tử vong sớm lên tới 80%.

Ảnh: MH
Ảnh: MH
 

Kết quả công trình nghiên cứu được một nhóm nhà khoa học người Anh và Pháp phối hợp tiến hành với mục đích làm rõ tuổi thơ gian khó ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống về sau của con người.

Để rút ra kết luận trên các nhà khoa học đã nghiên cứu 15.000 trường hợp tử vong sớm của những bệnh nhân có hoàn cảnh gia đình không thuận lợi.

Theo các nhà khoa học, những chấn thương tâm lý chính thời thơ ấu gồm sự thiếu quan tâm của bố mẹ (bỏ mặc con cái), bố mẹ ly dị và một trong những thành viên của gia đình bị đi tù.

Kết quả cho thấy, phụ nữ được sinh ra trong gia đinh như thế này có tới 60% tử vong ở tuổi 50, trong khi đó nam giới là 57%.

Nghiên cứu cũng cho thấy những phụ nữ bị chấn thương tâm lý ở tuổi 16 có nguy cơ tử vong sớm ở độ tuổi 50, tăng lên 66%. Các nhà khoa học kết luận càng gặp nhiều chấn thương tâm lý thời thơ ấu, nguy cơ tử vong sớm càng cao. Kết luận này vẫn còn nguyên giá trị ngay cả khi các nhà khoa học phân tích một số yêu tố xã hội khác ảnh hưởng tới tuổi thọ như hút thuốc, uống rượu và các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng một số trường hợp tử vong sớm do hoàn cảnh tâm lý gia đình không thuận lợi khiến con người rời vào tình trạng nghiện ma túy và có xu hướng muốn tử vong.

Các nhà khoa học cũng lên tiếng khuyến cáo sự căng thẳng thần kinh ở trẻ nhỏ có thể là nguyên nhân chính khiến hoạt động của các hệ thống hormone và miễn dịch bị hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cong người trong cuộc sống sau này.

Theo Vietnam+

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.