Tự ý mở đường, phá rừng phòng hộ ở Đắk Nông: Chính quyền vẫn loay hoay!

GD&TĐ - Sau khi vụ việc một cá nhân tự ý mở đường, huỷ hoại 5624m2 rừng phòng hộ thuỷ điện Đắk R’Tih (TP. Gia Nghĩa, Tỉnh Đắk Nông) được báo chí phản ảnh, chính quyền mới biết thông tin.

Hiện trường vụ việc tự ý mở đường, phá rừng phòng hộ thuỷ điện Đắk R’Tih
Hiện trường vụ việc tự ý mở đường, phá rừng phòng hộ thuỷ điện Đắk R’Tih

Hiện các cấp chính quyền vẫn đang loay hoay chưa tìm ra nguyên nhân. Còn “thủ phạm” thì vẫn “bặt vô âm tín”.

Chính quyền có làm ngơ?

Chiều ngày 30-3, trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại, ông Đỗ Tấn Sương, Chủ tịch UBND TP. Gia Nghĩa, cho biết: “Chúng tôi mới biết sự việc có cá nhân tự ý mở đường trong khu vực thuỷ điện Đắk R’Tih sau khi báo chí phản ánh cũng như chính quyền xã có báo cáo qua điện thoại".

Ông Sương cho biết thêm, phó chủ tịch xã Đắk R’Moan có báo cáo với ông qua điện thoại nói rằng, có hai cá nhân đến mua gom đất khu vực thôn Tân Hiệp (thuộc xã Đắk R’Moan) rồi tự ý mở đường để vận chuyển nông sản.

Đại diện Hạt Kiểm lâm làm việc với phóng viên
Đại diện Hạt Kiểm lâm làm việc với phóng viên

Trao đổi với GD&TĐ, bà Phạm Thị Ánh, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Công ty Cổ phần Thuỷ điện Đắk R’Tih thông tin, khu vực san ủi thuộc đất của thuỷ điện và việc tự ý đưa máy múc, máy ủi vào mở rộng đường dân sinh làm đất đá rơi xuống lòng hồ gây mất an toàn hồ chứa, nhất là vào mùa mưa nước sẽ cuốn trôi đất đá xuống lòng hồ, gây sạt lở là vi phạm các quy định về quản lý hồ đập. “Hiện tại, chúng tôi đã làm công văn gửi UBND xã Đắk R’Moan cùng các đơn vị liên quan, yêu cầu đơn vị thi công ngừng ngay hoạt động san ủi không đúng quy định”, bà Ánh nói.

Theo ghi nhận của phóng viên tới thời điểm hiện tại tất cả các xe ủi, xe múc đã rút hết. Tại hiện trường, xuất hiện thêm một số đường “xương cá” nối từ con đường “vành đai” (có view hồ rất đẹp-PV) tự mở lên đỉnh đồi nối lên phần đất nông nghiệp, trồng cà phê mà một cá nhân đã “mua gom” của người dân trước đó.

Nghi vấn vấn một đại gia đứng sau vụ việc mua gom đất làm dự án

Qua tìm hiểu, nhiều người đặt nghi vấn có đại gia từ TP. Hồ Chí Minh lên mua gom đất, mở đường tạo cảnh quan có view hồ rất đẹp để làm dự án bất động sản. Ông Đỗ Tấn Sương - chủ tịch UBND TP. Gia Nghĩa cho biết, chúng tôi cũng chưa biết về vụ việc này và sẽ cho kiểm tra. “Khu vực này chưa được quy hoạch làm khu đô thị, dân cư nào cả. Nhưng hình như có một cá nhân có văn bản xin đầu tư dự án tại đây. Cụ thể ra sao phải để ngành chức năng kiểm tra, rồi sẽ thông tin sau”, ông Sương nói.

Theo hồ sơ phóng viên có được, ngày 25/11/2020, ông Nguyễn Văn Sang – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần DOSA GROUP (trụ sở TP. Hồ Chí Minh) có văn bản gửi các cơ quan chức năng xin Đăng ký kế hoạch sử dụng đất tại thôn Tân Hiệp, xã Đắk R’Moan với diện tích khoảng 120ha. Mục đích sử dụng “Đất ở đô thị để đầu tư xây dựng dự án Khu biệt thự ven hồ, thương mại dịch vụ và công trình công cộng có mục đích kinh doanh, với thời hạn sử dụng đất đến năm 2064" (trích hồ sơ của Công ty cổ phần DOSA GROUP).

Chính quyền loay hoay, chưa xác định được người chủ mưu phá rừng phòng hộ

Khi trao đổi với PV, ông Phạm Trung Đông – phó chủ tịch UBND xã Đắk R’Moan cho biết: “Người trực tiếp san ủi tuyến đường này là ông Nguyễn Văn Thắng (trú phường Nghĩa Phú, TP. Gia Nghĩa). Theo ông Thắng, ông được một người tên Hưng thuê nhưng không có hợp đồng. Tuy nhiên, qua xác minh thì không có ông Hưng nào tại địa phương như lời khai. Chúng tôi đang giao công an xã xác minh để truy tìm thủ phạm huỷ hoại đất, rừng mới có thể tiến hành xử lý, xử phạt theo quy định”.

UBND xã Đắk R’Moan làm việc với các phóng viên
UBND xã Đắk R’Moan làm việc với các phóng viên

Cũng theo ông Đông thông tin, có một số cá nhận tại TP. Hồ Chí Minh lên khu vực xung quanh lòng hồ thuỷ điện Đắk R’Tih thực hiện việc “mua gom” đất với diện tích lớn. Tuy nhiên, những người này là ai thì xã không nắm được.

Nguy cơ dân không còn đất sản xuất rơi vào tệ nạn xã hội

Theo tìm hiểu của phóng viên, một số người dân tại khu vực lòng hồ thuỷ điện Đắk R"Tih cũng hoang mang và lo lắng trước tình trạng một số cá nhân “thu gom” đất với giá rất cao nhưng không biết họ sử dụng vào mục đích gì. Vì cuộc sống khó khăn do giá nông sản xuống thấp, giá phân bó tăng cao, cộng thêm đại dịch Covid-19 nên một số người dân đã bán lấy tiền trang trải cuộc sống trước mắt. Tình trạng này sẽ dẫn đến nguy cơ không còn đất nông nghiệp để canh tác.

Tự ý mở đường, phá rừng phòng hộ ở Đắk Nông: Chính quyền vẫn loay hoay! ảnh 3

Chắc chắn, người dân vì khó khăn, vì cái lợi trước mắt mà chưa thấy được hệ lụy sâu xa của việc “ly nông” do bán “tư liệu sản xuất”, thứ tài sản đã gắn bó với bao thế hệ người dân. Nhiều gia đình đang rất nghèo khó, bỗng nhiên sau một chữ ký vào hợp đồng mua bán đất đã có cả đống tiền như “trên trời rơi xuống”. Việc có sẵn đồng tiền có thể còn kéo theo nhiều hệ lụy khác.

GD&TĐ sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.