Từ vụ mẹ mất con do ăn hoa quả trong tủ lạnh, cẩn thận loại vi khuẩn “không sợ lạnh“

GD&TĐ - Một thai phụ ở Ôn Châu, Trung Quốc sau khi ăn đồ lấy ra trong tủ lạnh lại không rửa sạch, khiến thai nhi bị chết lưu, bác sĩ cảnh báo mọi người nên chú ý các vi khuẩn gây bệnh có trong tủ lạnh.

Từ vụ mẹ mất con do ăn hoa quả trong tủ lạnh, cẩn thận loại vi khuẩn “không sợ lạnh“

Theo tin tức tờ Qianjiang Evening News, một bà mẹ trẻ 20 tuổi ở Chiết Giang, Trung Quốc tên Hiểu Mẫn, đã bị mất con khi chưa kịp chào đời do đã từng ăn hoa quả lấy ra ở trong tủ lạnh và chưa được rửa sạch, dẫn đến nhiễm vi khuẩn Listeria Monocytogenes.

Biểu hiện ban đầu của cô chỉ là cơn sốt, kèm theo đau đầu, không có biểu hiện khó chịu nào khác, nhưng tình trạng này kéo dài vài ngày. Sau khi đi khám mới biết thai nhi chết lưu.

Vi khuẩn Listeria Monocytogenes là gì?

00_KLZK

Vi khuẩn Listeria monocytogenes là một trong 4 tác nhân gây bệnh do thực phẩm, được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận, những vi khuẩn này được tìm thấy thường xuyên nhất là ở thịt nấu chưa chín, trong các sản phẩm từ sữa, hoa quả… nó phát triển tốt ở nhiệt độ từ 4°C-10°C. Nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng.

Từ vụ mẹ mất con do ăn hoa quả trong tủ lạnh, cẩn thận loại vi khuẩn không sợ lạnh ảnh 2Nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes rất nguy hiểm. Nhiệt độ của tủ lạnh thường là 2°C - 8°C, ở nhiệt độ này, hầu hết vi khuẩn khó phát triển tích cực, nhưng vi khuẩn Listeria monocytogenes "không sợ lạnh", có thể phát triển mạnh trong tủ lạnh. Hầu hết những người bị nhiễm Listeria monocytogenes có thể tìm thấy loại vi khuẩn này ở thức ăn đặt trong tủ lạnh.

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm khuẩn Listeria?

Thường bắt đầu xuất hiện vài ngày sau khi ăn/uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, có một số trường hợp thời gian ủ bệnh kéo dài đến 2 tháng mới xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường gặp là: tiêu chảy, sốt nhẹ, buồn nôn, nôn, đau cơ, có các cơn ớn lạnh hoặc rùng mình, đôi khi có các biểu hiện giống cúm. Nếu xuất hiện tình trạng nhiễm listeria vào hệ thần kinh các diễn biến thường nặng hơn, có thể dẫn đến viêm não, màng não và nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh, người lớn, gây sảy thai ở phụ nữ có mang.

Điều trị bệnh

1

- Listeriosis khu trú ở ruột: Dùng một số thuốc giảm đau nhức như paracetamol hoặc ibuprofen… để làm giảm các triệu chứng đau nhức ở cơ và hạ sốt. Nếu có tiêu chảy thì dùng dịch bù tránh cơ thể bị mất nước.

- Listeriosis thể lan tỏa và xâm nhiễm: người bệnh nên nhập viện để điều trị tích cực với các loại kháng sinh. Thời gian nằm viện phụ thuộc vào nơi khu trú của listeria: máu, hệ thần kinh hay các cơ quan nội tạng khác. Hầu hết những người nhiễm listeriosis lan tỏa đều điều trị tích cực với kháng sinh tiêm tĩnh mạch trong ít nhất 2 tuần. Một số trường hợp nặng hơn, bệnh nhân được yêu cầu kéo dài thời gian điều trị lên đến hơn 6 tuần.

Với trẻ nhỏ, phương pháp điều trị giống với người lớn. Tuy nhiên, trẻ em được khuyến cáo sử dụng thuốc với liều lượng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất dành cho trẻ ở các độ tuổi. Phụ nữ trong thời gian mang thai sẽ được điều trị với kháng sinh nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi. Siêu âm cũng được khuyên nên dùng trong thời gian này để kiểm tra sức khỏe của thai nhi.

Biện pháp dự phòng tránh nhiễm vi khuẩn Listeria Monocytogenes

- Ăn thịt đã nấu chín kỹ.

- Tiệt trùng tất cả sản phẩm sữa.

- Không bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu, luôn giữ tủ lạnh bên trong sạch sẽ (do vi khuẩn có thể phát triển từ từ trong nhiệt độ tủ lạnh).

- Tránh sử dụng phân chưa xử lý để bón rau.

- Rau sống phải rửa thật sạch trước khi ăn.

- Bác sĩ thú y, người chăn nuôi gia súc nên cẩn thận khi tiếp xúc với thai súc vật bị chết, những con vật bị ốm.

Theo Phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.