Từ năm 2012, nhà nước đầu tư đặc biệt cho đào tạo khoa học cơ bản

Từ năm 2012, nhà nước đầu tư đặc biệt cho đào tạo khoa học cơ bản

(GD&TĐ) - Một điều ai cũng nhận thấy rằng tại các quốc gia phát triển, khoa học cơ bản (KHCB) chính là xương sống để giữ vững vị trí siêu cường của họ. Còn đối với các quốc gia đi sau hoặc những quốc gia đang phát triển, việc đuổi kịp nhóm hàng đầu hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó xây dựng một nền KHCB vững mạnh và đúng hướng có vai trò quyết định. 

Đổi mới tư duy, đầu tư để không tụt hậu

Thực tế đáng buồn ở Việt Nam là từ lúc thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế VN đã được cải thiện đáng kể thì nền khoa học, đặc biệt là KHCB bị tụt hậu một bước lớn và khoảng cách về KHCB của VN với các nước tiên tiến ngày càng lớn. Lý do chính là KHCB đã bị bỏ quên và công tác đào tạo các ngành KHCB cũng vì thế mà gặp nhiều khó khăn, bất cập. 

Hãy nhìn những quốc gia gần gũi với chúng ta hiện nay đã gia nhập nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới như Hàn Quốc, hay Trung Quốc, để thấy vai trò của KHCB đối với sự phát triển vững mạnh của họ. Thực tế thế giới đã chứng minh đầu tư cho đào tạo và nghiên cứu KHCB là sự đầu tư thông minh, mang lại lợi nhuận cao nhất và quan trọng nhất đối với sự phát triển lâu dài và bền vững của mỗi quốc gia.

Theo đánh giá của chuyên gia nước ngoài con người Việt Nam hoàn toàn có khả năng tiếp cận các lĩnh vực của KHCB ở trình độ cao. Về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Hữu Dư - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN) cũng đã chỉ rõ một thực tế đáng tự hào; đó là có rất nhiều học sinh Việt Nam đoạt giải cao trong các kỳ thi Olympic Quốc tế về Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học...; nhiều nhà khoa học đã trở thành chuyên gia hàng đầu ở các viện nghiên cứu, trường đại học của nước ngoài....; hay chính thành tích kiệt xuất của GS Ngô Bảo Châu trong lĩnh vực toán học cũng là một minh chứng điển hình. Tuy nhiên, do sự đầu tư chưa thích đáng, nên cho đến nay, khoa học Việt Nam vẫn được xếp vào khu vực chậm phát triển. 

Thời gian gần đây, có tín hiệu đáng mừng là Nhà nước đã đánh giá đúng vai trò của KHCB đối với sự phát triển và bảo vệ đất nước và bắt đầu chú trọng hơn đến việc đầu tư cho lĩnh vực KHCB nói chung và công tác đào tạo các ngành KHCB nói riêng; Đặc biệt việc Nhà nước đã phê duyệt đề án “Áp dụng cơ chế tài chính đặc biệt để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu ngành KHCB” của Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN - một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu về lĩnh vực KHCB của đất nước hiện nay, được đánh giá là “cú hích” để mở rộng con đường phát triển đối với lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu KHCB của nước nhà trong tương lai. 

Phòng thí nghiệm trọng điểm
Phòng thí nghiệm trọng điểm
Đầu tư cho đào tạo KHCB - một hướng đi đúng
Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở những nước tiên tiến việc thu hút người giỏi vào làm việc vào học tập trong lĩnh vực khoa học cơ bản luôn là một bài toán khó. Chính vì vậy họ tập trung vào việc thu hút những người giỏi thông qua các cơ chế tài chính đặc biệt: Đầu tư cho các chuyên gia với mức lương hấp dẫn, đầu tư cho người học thông qua cấp học bổng cao, miễn học phí, hỗ trợ kinh phí cho quá trình đào tạo, đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp,… Vì vậy, Nhà nước đã đổi mới cơ chế  tài chính cho các trường đại học công lập đặc biệt là tập trung cho những ngành phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà khó xã hội hóa (đào tạo theo nhu cầu của nhà nước). Đây được xem là bước đột phá nhằm đào tạo nhân lực cho lĩnh vực KHCB đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển không ngừng của đất nước. 

Cơ chế thực hiện đề án “Áp dụng cơ chế tài chính đặc biệt để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu ngành KHCB” của Trường ĐHKHTN được triển khai theo phương thức nhà nước đặt hàng đối với cơ sở đào tạo, có cam kết của các đơn vị sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp (nhà nước đầu tư đặc biệt - cơ sở đào tạo cam kết chất lượng sản phẩm đầu ra - nhà nước đảm bảo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp). Kể từ năm học 2012- 2013, Bộ Tài chính đã tạm cấp kinh phí cho Trường ĐHKHTN để thực hiện đề án theo mức: mỗi sinh viên thuộc những ngành đã được phê duyệt được hỗ trợ chi phí học tập là 4 triệu đồng/1 năm (tương đương với mức thu học phí) và 100 triệu đồng/ 1 ngành phục vụ cho việc thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu như: Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập,... Được biết, đây chỉ là mức tạm cấp để Trường ĐHKHTN thực hiện đề án ngay từ năm học 2012-2013. Kinh phí của dự án sẽ gấp 3 lần so với mức tạm cấp này ngay sau khi Bộ Tài chính thẩm định chi tiết các mức chi của dự án.  

Với kinh phí được cấp theo đề án, sinh viên sẽ giảm được gánh nặng học phí, chi phí học tập, được tăng cường thực hành, thí nghiệm, thực tập thực tế và được tham gia các hoạt động ngoại khóa. 

Các ngành đào tạo KHCB trọng tâm của Trường ĐHKHTN được ”hưởng lợi” từ chương trình này bao gồm các ngành: Máy tính và Khoa học thông tin, Khoa học vật liệu, Địa lý tự nhiên, Kỹ thuật Địa chất, Quản lý tài nguyên và môi trường, Hải dương học, Thủy văn, Khoa học đất.

Như vậy, năm học 2012-2013, nhà nước đã có sự đầu tư đặc biệt cho một đề án nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu KHCB điều đó cho thấy sự quan tâm ngày càng rõ rệt và đi vào thực tiễn hơn của Đảng và Nhà nước đối với một lĩnh vực đặc biệt liên quan đến vận mệnh tương lai của đất nước.

Chỉ tiêu tuyển sinh và các ngành tuyển sinh năm 2012 của Trường ĐHKHTN:

(chi tiết xem tại www.hus.vnu.edu.vn/ Tư vấn tuyển sinh):  

TT

Ngành học

Khối
thi

Chỉ

tiêu

Khoa Toán - Cơ - Tin học

220

1.

Toán học

A, A1

2.

Máy tính và khoa học thông tin

A, A1

Khoa Vật lý

150

3.

Vật lý học

A, A1

4.

Khoa học vật liệu

A, A1

5.

Công nghệ hạt nhân

A, A1

Khoa Khí tượng - Thủy văn - Hải dương

110

6.

Khí tượng học

A, A1

7.

Thủy văn

A, A1

8.

Hải dương học

A, A1

Khoa Hóa học

190

9.

Hoá học

A, A1

10.

Công nghệ kỹ thuật hoá học

A, A1

11.

Hoá dược

A, A1

Khoa Địa lý

110

12.

Địa lý tự nhiên

A, A1

13.

Quản lý đất đai

A, A1

Khoa Địa chất

130

14.

Địa chất học

A, A1

15.

Kỹ thuật địa chất

A, A1

16.

Quản lý tài nguyên và môi trường

A, A1

Khoa Sinh học

200

17.

Sinh học

A, A1, B

18.

Công nghệ Sinh học

A, A1, B

Khoa Môi trường

200

19.

Khoa học đất

A, A1, B

20.

Khoa học môi trường

A, A1, B

21.

Công nghệ kỹ thuật môi trường

A, A1

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ