Từ bỏ thói quen ngồi bắt chéo chân ngay hôm nay vì những lí do này

GD&TĐ - Dù bạn làm bất cứ công việc gì, lời khuyên của chuyên gia thường là bạn không nên ngồi yên một chỗ quá lâu và hãy vận động thường xuyên.

Từ bỏ thói quen ngồi bắt chéo chân ngay hôm nay vì những lí do này

Chúng ta thường có hai cách để ngồi trên ghế và bắt chéo chân, một là bắt chéo ở đầu gối và hai là ở mắt cá chân. Ngồi bắt chéo chân có thể mang lại cho bạn cảm giác thoải mái nhưng liệu nó có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tư thế của bạn không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ngồi bắt chéo chân làm tăng độ lệch của hông, khiến hông này cao hơn hông kia. Thêm nữa, nó cũng làm thay đổi tốc độ máu di chuyển qua các mạch máu ở chi dưới, làm tăng nguy cơ đông máu.

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy việc bắt chéo đầu gối còn tệ hơn bắt chéo mắt cá chân. Thực tế, ngồi theo cách này có thể làm tăng huyết áp do máu dồn vào tĩnh mạch và tim bạn phải làm việc để chống lại điều này, dẫn đến tăng nguy cơ tổn thương mạch máu, đó là lý do tại sao khi đo huyết áp, bạn nên đặt chân phẳng trên sàn.

Tác động lên cơ thể

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ngồi bắt chéo chân làm tăng độ lệch của hông, khiến hông này cao hơn hông kia. (Ảnh: ITN)
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ngồi bắt chéo chân làm tăng độ lệch của hông, khiến hông này cao hơn hông kia. (Ảnh: ITN)

Bạn ngồi bắt chéo chân càng lâu và thường xuyên thì bạn càng có nhiều khả năng bị thay đổi lâu dài về chiều dài cơ và sự sắp xếp xương ở vùng chậu.

Việc bắt chéo chân cũng có thể gây ra tình trạng lệch cột sống và vai.

Vị trí đầu của bạn có thể bị mất thẳng hàng do những thay đổi ở xương cổ, vì cột sống sẽ bù đắp để giữ trọng tâm của bạn ở trên xương chậu.

Cổ của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng do một bên cơ thể yếu hơn bên kia. Sự mất cân bằng tương tự được nhìn thấy ở các cơ xương chậu và lưng dưới do tư thế sai và căng thẳng do ngồi bắt chéo chân.

Xương chậu cũng có thể bị lệch do cơ mông bị kéo căng ở một bên, nghĩa là chúng trở nên yếu hơn.

Ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài làm tăng khả năng bị vẹo cột sống (cột sống không thẳng hàng) và các biến dạng khác.

Nó cũng có thể gây ra hội chứng đau chuyển vị nặng hơn, một tình trạng phổ biến và đau đớn ảnh hưởng đến mặt ngoài của hông và đùi.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngồi bắt chéo chân khiến dây thần kinh mác ở cẳng chân của bạn có nguy cơ bị chèn ép và chấn thương.

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Cũng có bằng chứng cho thấy việc bắt chéo chân ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng ở nam giới. Điều này là do nhiệt độ của tinh hoàn cần thấp hơn nhiệt độ cơ thể tiêu chuẩn từ 2°C đến 6°C (35,6°F và 42,9°F).

Ngồi làm tăng nhiệt độ của tinh hoàn lên 2°C và bắt chéo chân có thể làm tăng nhiệt độ của tinh hoàn lên tới 3,5°C. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tăng nhiệt độ tinh hoàn có thể làm giảm cả số lượng và chất lượng tinh trùng.

Cũng cần lưu ý rằng do sự khác biệt về giải phẫu của nam và nữ, nên phụ nữ có thể ngồi bắt chéo chân dễ dàng hơn nhiều.

Tác động lên chân và khớp

Tốt hơn hết bạn nên tránh ngồi bắt chéo chân bất cứ khi nào nếu có thể. (Ảnh: ITN)
Tốt hơn hết bạn nên tránh ngồi bắt chéo chân bất cứ khi nào nếu có thể. (Ảnh: ITN)

Ở một góc nhìn khác, một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngồi bắt chéo chân có thể có lợi cho một số người.

Ví dụ, một nghiên cứu nhỏ từ năm 2016 cho thấy đối với những người có một chân dài hơn chân kia, việc ngồi bắt chéo chân giúp điều chỉnh độ cao của hai bên xương chậu, cải thiện sự liên kết.

Ngồi bắt chéo chân cũng có vẻ làm giảm hoạt động của một số cơ, đặc biệt là các cơ xiên (cơ nằm dưới da nơi bạn đặt tay lên hông) so với tư thế ngồi thông thường. Điều này có thể giúp thư giãn các cơ cốt lõi của bạn và ngăn ngừa gắng sức quá mức.

Tương tự, có bằng chứng cho thấy ngồi bắt chéo chân giúp cải thiện sự ổn định của khớp và vùng chậu (chịu trách nhiệm chuyển trọng lượng giữa cột sống và chân).

Tất nhiên, tư thế yoga hoặc thiền nổi tiếng (tư thế hoa sen) cho thấy mọi người ngồi trên sàn với hai chân bắt chéo. Hiện tại có rất ít dữ liệu về việc liệu ngồi ở tư thế này trong thời gian dài có thể dẫn đến một số vấn đề xương khớp hay không.

Nhìn chung, tốt hơn hết bạn nên tránh ngồi bắt chéo chân bất cứ khi nào nếu có thể. Kể cả không bắt chéo chân, thói quen ngồi lâu cũng khiến bạn gặp các vấn đề tiềm ẩn khác về sức khỏe, chẳng hạn như béo phì.

Theo english.elpais.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ