Từ 20/8, tăng giá dịch vụ y tế như thế nào?

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 13/2019/TT-BYT và Thông tư 14/2019/TT-BYT thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh giữa các bệnh viện, bao gồm giá khám, chữa bệnh có BHYT và ngoài phạm vi BHYT.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo cả hai Thông tư này, từ ngày 20/8/2019, giá khám bệnh BHYT tăng nhẹ tại tất cả các tuyến bệnh viện. Cụ thể:

- Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I: 38.700 đồng (tăng 1.700 đồng)

- Bệnh viện hạng II: 34.500 đồng (tăng 1.500 đồng)

- Bệnh viện hạng III: 30.500 đồng ( tăng 1.500 đồng)

- Bệnh viện hạng IV, trạm y tế xã: 27.500 đồng (tăng 1.500 đồng)

Đồng thời, một số dịch vụ khác ngoài phạm vi chi trả của BHYT cũng được điều chỉnh tăng, như:

- Giá dịch vụ khám cấp giấy chứng thương, giám định y khoa; Khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe; Khám sức khỏe định kỳ (không kể xét nghiệm, X-quang) là 160.000 đồng (tăng 15.000 đồng).

- Giá khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động là: 450.000 đồng (tăng 30.000 đồng).

Ngoài ra, hai Thông tư còn quy định tăng giá dịch vụ ngày giường bệnh và giá một số dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm khác…

Theo đó, tại bệnh viện hạng đặc biệt, giá giường bệnh là 782.000 đồng/ngày (tăng 29.000 đồng); Đối với bệnh viện hạng I, mức giá dịch vụ ngày giường bệnh tối đa là 705.000 đồng/ngày, bệnh viện hạng II là 602.000 đồng/ngày…

Thông tư 13/2019/TT-BYT và Thông tư 14/2019/TT-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 05/7/2019, có hiệu lực từ ngày 20/8/2019. Người bệnh vào viện điều trị từ trước ngày 20/8/2019 vẫn tiếp tục áp dụng mức giá dịch vụ cũ, giá mới áp dụng với người bệnh vào viện từ ngày 20/8/2019.

Theo infonet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.