Bộ Y tế ra Chỉ thị về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu ngành y tế thực hiện nghiêm túc việc giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu ngành y tế thực hiện nghiêm túc việc giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế.

Đó là Chỉ thị số 08/CT-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 29/7/2019. Chỉ thị đã được Bộ Y tế công bố tại Hội nghị trực tuyến triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế được Bộ Y tế tổ chức sáng ngày 16/8 tại Hà Nội.

Để giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế Chỉ thị số 08 đã nêu rõ các yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với các cơ sở y tế, các cơ quan, tổ chức, công chức, viên chức, người lao động trong ngành y tế thực hiện nghiêm túc nhiều nội dung quan trọng.

Chỉ thị số 08/CT-BYT được công bố tại Hội nghị trực tuyến triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế.
 Chỉ thị số 08/CT-BYT được công bố tại Hội nghị trực tuyến triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế. 

Nổi bật như các nội dung: Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch; đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa vào nội duy, quy chế hoạt động nội bộ; thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa, nilon khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định; tổ chức quán triệt, phổ biến, hướng dẫn, tập huấn, truyền thông, vận động cán bộ, nhân viên y tế, các đơn vị…

Đặc biệt, với nội dung: Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch, Chỉ thị yêu cầu các cơ sở y tế phải có các nội dung, chỉ tiêu phấn đấu và mốc thời gian thực hiện đối với các hoạt động như:

Tăng cường sử dụng thuốc bằng đường uống; sử dụng các vật dụng, vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ đóng gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng trong quá trình khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh, trong hoạt động nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm và các hoạt động chuyên môn y tế khác nhau nhằm giảm phát sinh chất thải nhựa.

Hạn chế sử dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, ống hút và các vật dụng khác làm từ nhựa dùng một lần hoặc nilon khó phân hủy cho mục đích ăn uống của người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế và tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn của đơn vị; tiến tới thay thế bằng các vật dụng làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.