TT Putin “bật đèn xanh” cho thể thao điện tử trong trường học

GD&TĐ - TT Nga Putin vừa bày tỏ sự ủng hộ đối với việc tổ chức các giải đấu thể thao điện tử trong các trường học để giúp các game thủ Nga có thành tích tốt hơn ở cấp độ quốc tế.

Thể thao điện tử đang trở nên phổ biến trên thế giới
Thể thao điện tử đang trở nên phổ biến trên thế giới

Nằm trong số các quốc gia đầu tiên chính thức công nhận thể thao điện tử là một bộ môn thể thao vào năm 2016, Nga hiện đang tìm cách đưa thể thao điện tử trở thành một phần lớn trong chương trình giảng dạy của trường học bên cạnh các thể thao truyền thống.

Theo hãng tin Realnoe Vremya, ông Putin cho rằng thể thao điện tử sẽ “rất hữu ích” nếu các giải đấu được tổ chức một cách hiệu quả.

Những báo cáo cho rằng các trường sẽ nâng cấp máy tính để cung cấp phần cứng có thể chơi được game và cho phép các cuộc cạnh tranh chất lượng diễn ra trong các giải đấu này – ông Putin cho biết.

Do dịch Covid-19, thể thao điện tử đang rất phổ biến với sự gia tăng các giải đấu trực tuyến trong thời kỳ hạn chế tương tác xã hội trực tiếp.

Theo WeForum, ngành công nghiệp này trị giá khoảng 43 tỉ USD doanh thu phòng vé vào năm 2019, nhưng hiện nay nó có giá trị khoảng gấp 4 lần, lên tới 159 tỉ bảng.

Năm 2017, Liên đoàn Thể thao điện tử Nga được trao quyền trở thành một liên đoàn thể thao quốc gia và được thành lập năm 2000.

Theo Insidethegames

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.